12:22:39 | 28/7/2022
Viettel phát triển SD-wan với tên gọi V-wan nhằm mục tiêu chính là đáp ứng nhu cầu dịch chuyển trên nền cloud (NaaS), tăng cường bảo mật kết nối trên mạng WAN khi các ứng dụng và dữ liệu đang có một làn sóng Cloud hóa mạnh mẽ.
Xu thế thế giới
SD-WAN (Software-defined networking in a wide area network) là một kiến trúc mạng diện rộng được quản trị bằng phần mềm cho phép các tổ chức hiện đại hóa mạng WAN để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của chuyển đổi kỹ thuật số. SD-WAN còn được gọi là “mạng” thông minh khi doanh nghiệp có thể dễ dàng cấu hình từng loại traffic, tự động nhận diện, ưu tiên kênh truyền và hoàn toàn tự động theo chính sách người quản trị cấu hình. Xu thế chuyển dịch sang SD-Wan dường như là tất yếu đối với các doanh nghiệp có nhu cầu chuyển dịch hệ thống CNTT lên môi trường Cloud, Multi-cloud, đồng thời rút ngắn thời gian triển khai. Nhưng một số thống kê cho thấy, chính đại dịch Covid đã khiến nhiều tổ chức trì hoãn việc triển khai SD-WAN của họ. Sự thay đổi công nghệ và sự gia tăng kết nối làm việc từ xa đã làm phức tạp môi trường mạng đến mức một số tổ chức phải hủy bỏ SD-WAN sau khi đã triển khai xong hệ thống. Hiện nay, thế giới dần hồi phục sau đại dịch đã mở ra 4 xu hướng phát triển SD-Wan mới:
SD-WAN phát triển thành các dạng service (dịch vụ), do các ISP cung cấp với đội ngũ chuyên nghiệp và hệ thống đầy đủ năng lực. Hình thức này giúp các doanh nghiệp tổ chức hoạt động hiệu quả và giảm bớt gánh nặng quản lý
SD-WAN kết hợp với mạng wan không dây (W WAN) trên hạ tầng 4G và 5G được nhận định có rất nhiều ưu điểm giúp thay thế giải pháp kết nối có dây truyền thống, nằm trong tiến trình cloud hóa của rất nhiều doanh nghiệp. Trong các tình huống chỉ tồn tại WWAN, SD-WAN có thể cân bằng lưu lượng qua nhiều nhà cung cấp, chuyển lưu lượng từ dịch vụ quá tải sang dịch vụ ít tải hơn và thực hiện điều hòa lưu lượng để cải thiện chất lượng dịch vụ.
SD-WAN và AI được phát triển với khả năng tích hợp ngày càng nhiều công nghệ AI, ngoài việc tối ưu hóa lựa chọn lưu lượng kết nối, AI có thể cung cấp các định nghĩa chính sách tốt hơn, hỗ trợ khắc phục sự cố, hiệu suất thông minh hơn và giám sát bảo mật.
SD-WAN và truy cập từ xa an toàn: Thay vì các doanh nghiệp quản lý một số thiết bị VPN tại các trung tâm dữ liệu để cho phép truy cập từ xa an toàn vào các dịch vụ. Các doanh nghiệp kết hợp SD-WAN với công nghệ truy cập từ xa an toàn (ví dụ ZTNA) được mua dưới dạng dịch vụ để cung cấp các kết nối an toàn từ người dùng trên môi trường internet vào các hệ thống ứng dụng tập trung, dữ liệu trên cloud,…
Viettel phát triển V-WAN trên nền công nghệ SD-wan
Viettel phát triển SD-wan với tên gọi V-wan nhằm mục tiêu chính là đáp ứng nhu cầu dịch chuyển trên nền cloud (NaaS), tăng cường bảo mật kết nối trên mạng WAN khi các ứng dụng và dữ liệu đang có một làn sóng Cloud hóa mạnh mẽ. Trong giai đoạn đại dịch Covid, Viettel cũng là nhà cung cấp giải pháp truy cập từ xa an toàn M-suite. Thay vì các doanh nghiệp quản lý một số thiết bị VPN tại các trung tâm dữ liệu để cho phép truy cập từ xa an toàn vào các dịch vụ, họ sẽ mua kết nối an toàn như một dịch vụ. Người dùng sẽ kết nối với điểm hiện diện gần nhất và giao tiếp từ đó với PoP của trung tâm dữ liệu hoặc nhà cung cấp dịch vụ đám mây PoP. Thông tin liên lạc sẽ trao đổi trên một kết nối được bảo mật. V-wan và M-suite sẽ là những xu hướng kết nối rõ ràng hơn trong các năm tới.
Sở hữu lợi thế là một nhà mạng, Viettel triển khai V-wan cho các doanh nghiệp/tổ chức: trong trường hợp mất kết nối kênh truyền truyền thống, dữ liệu sẽ ngay lập tức được truyền trên các kết nối khác như FTTH, 3G, 4G, LTE…đảm bảo việc truyền dữ liệu không bị ngắt quãng. V-wan giúp linh hoạt trong việc sử dụng các kiểu kết nối: có dây, không dây, linh hoạt trong việc lựa chọn nhà cung cấp.
Hiện Tổng Công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) đã cung cấp các gói dich vụ V-wan cho một số đơn vị có chuỗi điểm kết nối lớn trên toàn quốc như điện lực, ngân hàng…
T.H (Vietnam Business Forum)
01/07/2023 đến ngày 15/9/2024
VCCI