08:44:09 | 5/9/2022
Nền kinh tế Việt Nam trong quý 3 năm 2022 đang chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ với nhiều kết quả tự hào, được các bạn bè quốc tế đánh giá cao, xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Việt Nam ở mức "ổn định" và "tích cực". Tuy nhiên, DN vẫn đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn trên cả thị trường trong nước và quốc tế. Để tiếp tục tồn tại và phát triển bền vững, mỗi doanh nhân, doanh nghiệp cần có phương án đón đầu xu hướng kinh doanh mới, xây dựng uy tín và thương hiệu của mình trên thị trường khu vực và quốc tế.
Phát triển đội ngũ doanh nhân có bản lĩnh
Theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI, khảo sát Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của VCCI cho thấy sự khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp khi có tới 92% doanh nghiệp (94% doanh nghiệp tư nhân trong nước và 86% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) cho biết bị tác động tiêu cực bởi dịch Covid-19.
Hầu hết các doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực ngành nghề và các địa phương đều phải đương đầu với các vấn đề do dịch COVID-19 gây ra, như khó tiếp cận khách hàng (60%), thiếu hụt nhân công (53%), mất cân đối dòng tiền (52%), đứt gãy chuỗi cung ứng (52%) … Cùng với những tác động tiêu cực do dịch COVID-19, khảo sát PCI cũng cho thấy các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Đồng thời, theo ông Phòng, những khó khăn trong kinh doanh cùng với tác động của dịch COVID-19 đã khiến cho các doanh nghiệp dè dặt hơn khi xây dựng kế hoạch kinh doanh và điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Trong bối cảnh mới với nhiều thách thức, theo ông Phòng, VN cần phải phát triển đội ngũ doanh nhân có bản lĩnh để tiếp sức và lãnh đạo cho doanh nghiệp.
“Chính phủ đang hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025 nhằm xây dựng doanh nghiệp Việt Nam mạnh cả về số lượng và chất lượng, trở thành lực lượng quan trọng đảm bảo tính tự chủ của nền kinh tế. Mỗi doanh nhân, doanh nghiệp cần sẵn sàng đối mặt với những thách thức, chủ động nắm bắt, chắt chiu từng cơ hội đổi mới và sáng tạo, có phương án đón đầu xu hướng kinh doanh mới, xây dựng uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường khu vực và quốc tế”, ông Phòng nhấn manh.
Đồng thời, đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo đầu tư những lĩnh vực mới, hiện đại; Quan tâm đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cấu trúc lao động để thích ứng và đón đầu các xu hướng mới của thị trường…
Đón dầu và khai thác tốt các thị trường đã có FTA
Ông Trịnh Minh Anh, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế cho biết, thực hiện chủ trương hội nhập toàn diện với hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm, trong những năm gần đây, Việt Nam đã đẩy mạnh hội nhập trong lĩnh vực kinh tế trên nhiều góc độ. Điều này được thể hiện từ việc tích cực tham gia các diễn đàn, tổ chức kinh tế quốc tế cho tới việc đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác trong khu vực và trên thế giới.
Thực tế thời gian qua đã có nhiều doanh nghiệp tận dụng được lợi ích từ các cam kết mở cửa thị trường FTA đã ký kết. Theo số liệu của Bộ Công Thương, hàng năm, đã có hơn 1 triệu bộ C/O ưu đãi được cấp (bao gồm theo FTA và GSP), với trị giá khoảng 61,19 tỉ USD, với mức tăng khoảng 15% về trị giá và tăng 10% về số lượng bộ C/O hàng năm.
Bên cạnh đó, trong 2 năm qua, mặc dù kinh tế thế giới có nhiều rủi ro, bất ổn, thương mại toàn cầu giảm sút, xuất khẩu của các nước trong khu vực đều giảm so với năm trước, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khả quan. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2021 đạt kỷ lục là 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 19%; xuất siêu tới 4 tỷ USD.
Theo ông Trịnh Minh Anh, để tiếp tục mở rộng và chiếm lĩnh thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp cần các giải pháp đồng bộ. Trong đó, đón đầu và tận dụng cơ hội về dòng vốn dịch chuyển đầu tư, đặc biệt là dòng vốn đầu tư của các nước ra khỏi Trung Quốc, Hongkong... Chú trọng khai thác thị trường Trung Quốc. Trung Quốc đã, đang và sẽ là thị trường quan trọng của Việt Nam đối với cả xuất khẩu và nhập khẩu, đối với cả chính ngạch và biên mậu…
Đặc biệt, cần khai thác cơ hội ở các thị trường Việt Nam đã có FTA, nhất là EU, Hoa kỳ... theo nhiều hướng (như xuất nhập khẩu, đầu tư trực tiếp; nối theo xu hướng đầu tư, sản xuất, xuất nhập khẩu của các tập đoàn, DN của các quốc gia khác).
Ông Minh Anh cũng lưu ý, các DN cần hết sức chú ý đến vấn đề nguồn gốc xuất xứ hàng hóa của sản phẩm (CO). Hải quan của các nước có FTA và các cơ quan liên quan của Việt Nam rất chú ý vấn đề này, tăng cường kiểm tra nghiêm ngặt vấn đề xuất xứ hàng hóa.
Đồng thời, để tận dụng tối đa ưu đãi của 15 FTA, doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ với các ngành, cơ quan chức năng (Bộ Công Thương, Nông Nghiệp PTNT, Tài chính…). Cần tìm hiểu rõ chuỗi cung ứng của mình để cố gắng lấp hoặc tham gia lấp đầy các chỗ đứt, gãy của các chuỗi cung ứng này…
Nhiều lợi ích khi có hệ thống quản trị tốt Bà Hà Thu Thanh - Chủ tịch HĐQT Viện Thành viên Hội đồng quản trị Việt Nam (VIOD); Phó Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững (VBCSD); Chuyên gia tư vấn Quản trị Công ty cao cấp – Deloitte Việt Nam - Ảnh Nếu thế kỷ 20 là thế kỷ của Quản trị hoạt động – Quản trị doanh nghiệp, thì thế kỷ 21 là thế kỷ của Quản trị công ty và phát triển bền vững, với những nguyên tắc cốt lõi là liêm chính, bình đẳng, minh bạch, hài hòa và trách nhiệm. Khi sở hữu hệ thống quản trị tốt, doanh nghiệp có thể có được nhiều lợi ích về mặt tài chính như nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng tiếp cận thị trường vốn, giảm chi phí; nâng cao uy tín của công ty, hội đồng quản trị và ban điều hành và hướng tới mục đích cuối cùng là phát triển bền vững. Một khung quản trị công ty tốt cần có ba trụ cột cơ bản gồm: Thiết kế hệ thống; Xây dựng tổ chức để thực thi hệ thống đó; và Có nhân lực để thực hiện. Khi ba trụ cột được xây dựng một cách vững vàng, doanh nghiệp sẽ phát triển được bền vững, bất kể lãnh đạo doanh nghiệp là nam hay nữ, hay lĩnh vực, ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để tối ưu hóa lợi ích từ quản trị công ty, hệ thống quản trị công ty không chỉ nên dừng lại ở cấp độ sơ khởi nhất là tuân thủ pháp luật và các quy định hiện hành, đặc biệt trong một thời kỳ doanh nghiệp chuyển từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững. Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh Ông Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục giáo dục nghề nghiệp- Ảnh Ở phạm vi quốc gia, lực lượng lao động có chất lượng, kỹ năng và hiệu quả cao là tài nguyên quý giá và là nhân tố quyết định sự phát triển trong quá trình phục hồi và phát triển bền vững đất nước. Với các doanh nghiệp, nguồn nhân lực là nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh, thông qua quy mô, cơ cấu, chất lượng và năng suất lao động, từ đó giảm giá thành, giá cả, nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp. Vừa qua Tổng cục giáo dục nghề nghiệp đã triển khai giải pháp trong hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở đào tạo tiếp cận được thông tin với cộng đồng các doanh nghiệp. Chúng tôi cũng đã xây dựng website để các doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể tham gia tìm kiếm các thông tin liên quan, quy mô đào tạo… Chúng ta hiện đang thiếu những chính sách cụ thể, đơn cử như chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia quá trình đào tạo, dù Luật Thuế đã có quy định. Có cơ chế tài chính, nguồn lực cụ thể nhưng triển khai chưa tốt, đã có quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ công đoàn nhưng thực tế việc sử dụng cũng chưa được quan tâm. Ngay cả gói hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao kỹ năng nghề nghiệp 4.500 tỷ đồng cũng chưa được nắm bắt… Một vấn đề nữa là cần mở ra cơ chế thúc đẩy các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần đồng hành cùng Tổng cục giáo dục nghề nghiệp để cung cấp thông tin nhu cầu về lao động, cơ cấu ngành nghề... để tạo nên hệ thống thông tin ngành nghề ngay từ khâu đầu vào, xây dựng chuẩn đầu ra, xây dựng chương trình đào tạo lao động, nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời gian tới. Tận dụng cơ hội từ EVFTA Ông Nguyễn Hải Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) Sau khi Hiệp định thương mại tự do EVFTA đi vào hiệu lực, tăng trưởng thương mại hai chiều đã có sự chuyển biến tích cực. Về đầu tư, các doanh nghiệp châu Âu đầu tư vào Việt Nam với số vốn đáng kể. Đây là những nguồn đầu tư có chất lượng, sử dụng công nghệ cao và thân thiện với môi trường. Châu Âu là thị trường lớn, nhiều tiềm năng. Tham gia chuỗi cung ứng và bán hàng cho doanh nghiệp châu Âu cũng là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam. Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp châu Âu đều mong muốn xuất khẩu sang thị trường Việt Nam nhiều hơn, qua đó tiếp cận với thị trường ASEAN và cả châu Á. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào việc Việt Nam có tận dụng được cơ hội này hay không. Hiện nay Eurocham đang triển khai 1 số chương trình tăng cường liên kết giữa cộng đồng doanh nghiệp hai bên như các hoạt động kết nối để các doanh nghiệp có thể nắm bắt các thông lệ châu Âu đang triển khai; các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tiếp cận thị trường, xúc tiến bán hàng; các chương trình đào tạo về các quy định mà doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt… Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ tại hội nghị COP26, do đó, các chiến lược, mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới cần thay đổi và điều chỉnh và gắn với chữ “xanh”. Truyền thông số có thể hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao chất lượng cạnh tranh Ông Nguyễn Vũ Anh, Tổng giám đốc công ty TNHH Cốc Cốc- Ảnh Lãnh đạo doanh nghiệp cần quan tâm từ hành vi của người tiêu dùng, bởi sau đại dịch COVID-19 xảy ra, người dùng đã chuyển từ offline qua online. Đây là cơ hội cũng như là thách thức với các doanh nghiệp khi người dùng có những thay đổi lớn về hành vi và họ sẽ rất quan tâm về giá của sản phẩm. Họ có xu hướng mua online rất nhiều nhưng có tới 66% người dùng tìm kiếm về giá và so sánh rất kỹ. Trong bức tranh như vậy các doanh nghiệp có thể tận dụng chuyển đổi số như thế nào để có thể tăng năng lực cạnh tranh? Chắc chắn cần truyền thông online, tăng hoạt động marketing online. Cốc cốc mới được đưa vào mạng lưới số của Việt Nam, phát triển sản phẩm cho người dùng Việt, cạnh tranh với Google. Vị trí hiện tại của Cốc cốc và ngoài trình duyệt thì cũng có công cụ tìm kiếm đứng số hai Việt Nam, hàng tháng có khoảng 500.000.000 lượt tìm kiếm trên máy tính và điện thoại, đây là những con số rất lớn. Với dữ liệu người dùng như trên thì Cốc Cốc có thể hiểu hành vi của người dùng online rất sâu, và có thể hỗ trợ các doanh nghiệp tìm hiểu về hành vi lợi dụng cơ hội trong Online. |
Quỳnh Anh (Vietnam Business Forum)
10/12/2024
Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh
01/07/2023 đến ngày 15/9/2024
VCCI