BÌNH ĐỊNH

Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định

15:27:18 | 19/6/2014

Là cơ quan có nhiệm vụ thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Bảo hiểm xã hội Việt Nam, vì mục tiêu con người, không vì mục đích kinh doanh, lợi nhuận.

Tại Điều 25, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người của Liên hiệp quốc nhấn mạnh: “Mọi người dân và hộ gia đình đều có quyền có mức sống tối thiểu về sức khỏe và các phúc lợi xã hội, bao gồm ăn, mặc, chăm sóc y tế, dịch vụ xã hội thiết yếu và có quyền được an sinh khi có các biến cố về việc làm, ốm đau, tàn tật, góa phụ, tuổi già... hoặc các trường hợp bất khả kháng khác”.

Đảng, Nhà nước ta luôn luôn quan tâm sâu sắc đến nhân tố con người, mục tiêu tối thượng của Chủ nghĩa xã hội, vì chỉ có con người mới chính là nhân tố quyết định mọi thắng lợi. Các chính sách xã hội cũng đều nhằm vào mục tiêu cao cả ấy, trong đó phải kể đến chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là hai chính sách lớn trong hệ thống an sinh xã hội, mang tính nhân đạo của Đảng, Nhà nước.

Chính sách BHXH đã ra đời rất sớm từ ngày thành lập Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; cụ thể các Sắc lệnh 27, 29, 76, 77/SL. Trong thời kỳ đầu, đối tượng chủ yếu là công nhân, viên chức, lực lượng vũ trang được hưởng chế độ BHXH, đến nay đã trên 65 năm, phạm vi áp dụng BHXH đã mở rộng đến mọi người lao động và nhân dân, quan điểm của Đảng trong quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT đã khẳng định rõ qua các kỳ Đại hội như sau:

I. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG

1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII: của Đảng (1991 - 1996): xác định “Đổi mới chính sách BHXH theo hướng mọi người lao động và đơn vị kinh tế thuộc các thành phần kinh tế đều đóng góp vào quỹ BHXH, từng bước sách quỹ BHXH đối với công nhân, viên chức Nhà nước khỏi ngân sách và hình thành quỹ BHXH chung cho người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế”.Trong khóa này BCH TW đã  Nghị quyết số 04-NQ/TW về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, trong đó nêu rõ: “Tạo nguồn kinh phí để phát triển sự nghiệp y tế, thực hiện thu một phần viện phí, phát triển BHYT”.

2. Đại hội VIII (1996 - 2001) chỉ rõ “Thực hiện chế độ BHXH đối với người lao động”; “Hoàn thiện chế độ BHXH, bảo đảm đời sống người người nghỉ hưu được ổn định, từng bước được cải thiện, xây dựng Luật BHXH”; “Tạo thêm nguồn kinh phí khác cho y tế như phát triển Bảo hiểm y tế ”.

3. Đại hội IX : (2001 - 2006) khẳng định “Khẩn trương mở rộng hệ thống BHXH và an sinh xã hội, sớm xây dựng và thực hiện chính sách BHXH đối lao động thất nghiệp”; “Từng bước mở rộng vững chắc hệ thống BHXH và an sinh xã hội; tiến tới áp dụng chế độ BHXH cho mọi người lao động, mọi tầng lớp nhân dân”; “Có chính sách hỗ trợ BHYT cho người nghèo, tiến tới BHYT toàn dân”.

4. Đại hội X: (2006 - 2011) Xây dựng hệ thống an sinh, xã hội đa dạng; phát triển mạnh hệ thống BHXH, BHYT, tiến tới BHYT toàn dân“.

5. Đại hội XI: “Thực hiện BHYT toàn dân”, “tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống BHXH, BHYT, BHTN”, “Thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật BHXH đảm bảo đúng, đầy đủ chế độ quy định đối với mọi đối tượng”.

Trên cơ sở đó, Bộ Chính trị đã có những Nghị quyết và Chỉ thị chuyên đề về BHXH, BHYT để các cấp ủy, Đảng, chính quyền và các hội đoàn thể tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện, cụ thể:

- Chỉ thị 15-CT/TW ngày 26/5/1997 về tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH;

- Nghị quyết 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ công tác BHYT, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏa cho nhân dân;

- Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020.

- Các Nghị quyết của BCHTW Đảng khóa XI như NQTW5, NQ TW 7 khóa XI đều chỉ rõ thực hiện BHXH và BHYT toàn dân.

II. VỀ MẶT NHÀ NƯỚC

1. Quy định trong Hiến pháp 1992

- Về BHXH: Ghi tại Điều 56 “Nhà nước quy định thời gian lao động, chế độ nghỉ ngơi và chế độ BHXH đối với viên chức nhà nước và những người làm công ăn lương”.

- Về BHYT: Ghi tại Điều 39 “Thực hiện BHYT, tạo điều kiện cho mọi người dân được chăm sóc sức khỏe”.

2. Quy định trong Hiến pháp năm 2013

- Về BHXH, tại Điều 57: “Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa, ổn định”.

- Về BHYT, tại Điều 58: “Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân, thực hiện BHYT toàn dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh

tế - xã hội đặc biệt khó khăn”.

2. Luật: Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành:

- Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực từ 01/01/2007;

- Luật Bảo hiểm y tế có hiệu lực từ 01/7/2009.

Do tính ưu việt và giàu tính nhân văn sâu sắc, chính sách BHXH, BHYT đã nhận được sự đồng tình của toàn xã hội nên đã không ngừng phát triển nhanh chóng, sâu rộng, có nhiều ý nghĩa to lớn trong mọi tầng lớp nhân dân.

Những năm gần đây, chính sách BHXH, BHYT thực sự đã đi vào cuộc sống, có nhiều tình cảm gắn bó với mọi người. Rất mong các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể, các ngành, các đồng chí và các bạn hãy cùng chung sức, chung tay tiếp tục triển khai, “Thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, nhất là bảo hiểm xã hội tự nguyện; thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân” theo Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Các tin khác