Sau 10 năm đi vào hoạt động, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn song Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Hà Giang đã hoạt động đúng tôn chỉ mục đích thành lập, theo điều lệ và các quy chế do Hội đồng quản lý ban hành trên cơ sở các văn bản pháp luật có liên quan.
Với mục tiêu bảo toàn và phát triển vốn, Quỹ đã quản lý sử dụng vốn theo quy định một cách có hiệu quả, sử dụng vốn đúng mục đích. Các khoản vốn cho vay và cấp bảo lãnh đều được thẩm định kỹ và kiểm tra thường xuyên việc sử dụng vốn của khách hàng. Việc điều phối vốn hàng ngày để đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của các bộ phận nghiệp vụ cũng như tận dụng vốn nhàn rỗi để tạo thu nhập tài chính được tính toán tỉ mỉ nhằm tối đa lợi nhuận mà đồng vốn đưa lại. Ngoài ra, với việc sử dụng hiệu quả vốn, tài sản và các nguồn lực, sử dụng tiết kiệm các chi phí, kết quả hoạt động của Quỹ trong 10 năm qua đều có lãi, tỷ suất lợi nhuận bình quân đạt trên 12%/năm.
Khi mới thành lập, ngân sách Nhà nước (NSNN) cấp vốn điều lệ là 10 tỷ đồng, qua 10 năm hoạt động và kiện toàn đến nay vốn điều lệ của Quỹ đạt được hết sức ấn tượng. Quỹ đầu tư phát triển đạt 109,8 tỷ đồng (NSNN cấp 95,8 tỷ đồng, bổ sung từ kết quả hoạt động qua các năm là 14 tỷ đồng). Quỹ Bảo lãnh tín dụng 30,8 tỷ đồng (NSNN cấp 30,2 tỷ đồng, quỹ khác từ kết quả hoạt động 0,6 tỷ đồng). Quỹ phát triển đất NSNN cấp 7 tỷ đồng.
Sau 10 năm đi vào hoạt động, Quỹ đã cấp bảo lãnh cho 827 lượt khách hàng với doanh số bảo lãnh 464.243 triệu đồng, trong đó: Bảo lãnh trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng là 282.860 triệu đồng (chiếm 60,9% doanh số). Bảo lãnh trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến thực phẩm, chè 58.601 triệu đồng (chiếm 12,6% doanh số). Bảo lãnh kinh doanh thương mại, dịch vụ 117,282 triệu đồng (chiếm 25,3% doanh số). Bảo lãnh công nghiệp chế biến 1.500 triệu đồng (chiếm 0,3% doanh số). Trong lĩnh vực khai khoáng 4.000 triệu đồng (chiếm 0,9% doanh số). Số lao động được tạo việc làm 22.729 lượt người, gồm (lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng 18.100 người, nông nghiệp, chế biến thực phẩm chè 1.767 người, kinh doanh thương mại, dịch vụ 2.772 người và lĩnh vực khác 120 người). Số dư bảo lãnh tín dụng đến thời điểm 31/12/2018 là 2,870 tỷ đồng.
Quỹ luôn duy trì hoạt động cho vay với lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất cho vay tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn 10%. Từ năm 2011-2018, Quỹ cho các doanh nghiệp vay vốn để đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm của tỉnh và các công trình kết cấu hạ tầng có thu hồi vốn trực tiếp với 135 dự án với tổng doanh số vốn 287.350 triệu đồng, trong đó: Dự án công trình giao thông số tiền 210.850 triệu đồng (chiếm 73,38% doanh số); dự án cấp thoát nước thủy lợi số tiền 23.300 triệu đồng (chiếm 8,1% doanh số); dự án công trình trọng điểm du lịch công ích số tiền 18.000 triệu đồng (chiếm 6,27% doanh số); dự án khu, cụm công nghiệp số tiền 35.200 triệu đồng (chiếm 12,25% doanh số).
Trong chiến lược phát triển nghiệp vụ, do đặc thù vốn của Quỹ còn ít, Hội đồng quản lý Quỹ đã đưa ra chiến lược tăng cường cho vay những dự án có nguồn gốc đầu tư ngân sách, các khoản vay nhanh chóng thu hồi vốn để đẩy nhanh hiệu suất sử dụng vốn. Đối với những dự án xã hội hóa có hiệu quả được Quỹ chú trọng ưu tiên cho vay nhằm huy động tối đa các nguồn lực của xã hội để đầu tư kết cấu hạ tầng tại địa phương.
Chị Nguyễn Thị Huỳnh Diệp - Giám đốc Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Hà Giang chia sẻ: “Thời gian tới Quỹ đầu tư phát triển đề xuất với UBND tỉnh Hà Giang đầu tư kinh phí thích hợp để cho Quỹ phát triển đất có vốn tạo được mặt bằng sạch cho việc thu hút các nhà đầu tư, đầu tư vốn thích hợp cho phát triển cơ sở hạ tầng thu hút các nhà đầu tư, thông qua các hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển để thu hút các nguồn lực xã hội cùng tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đồng thời mở rộng phạm vi bảo lãnh của Quỹ”.n
10/12/2024
Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh
01/07/2023 đến ngày 15/9/2024
VCCI