Tạp chí Vietnam Business Forum trích đăng một số nhận định của các lãnh đạo Chính phủ, bộ, ngành, doanh nghiệp về tầm nhìn phát triển Lạng Sơn trong các phát biểu tại những hội nghị, sự kiện liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ phát biểu tại Lễ mở cặp cửa khẩu song phương Chi Ma ( Lạng Sơn) - Ái Điểm (Quảng Tây) ngày 10/9/2018
Việc công bố sẽ đưa hoạt động của cặp cửa khẩu song phương Chi Ma (Việt Nam) - Ái Điểm (Trung Quốc) lên vị thế mới, tầm cao mới, góp phần tăng cường mối quan hệ giao lưu hữu nghị, hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực giữa tỉnh Lạng Sơn và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây nói riêng, giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc nói chung.
Tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm
Lạng Sơn cần tiếp tục quan tâm phát triển nông lâm nghiệp, xây dựng Đề án phát triển trồng rừng để có cơ chế chính sách phù hợp, xây dựng nông thôn mới phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội, tích cực đẩy mạnh cải cách hành chính, phát triển kinh tế cửa khẩu, thu hút đầu tư, phát triển du lịch, dịch vụ thành lĩnh vực mũi nhọn. Tỉnh cũng cần đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, trọng tâm là hạ tầng giao thông, giải quyết tốt các vấn đề dân tộc, tôn giáo, chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân.
Chủ động, linh hoạt trong kinh tế biên mậu
Cùng với tập trung vào nhiệm vụ quản lý ngân sách, chi tiết kiệm, thu quyết liệt và giải quyết nợ đọng, Lạng Sơn cũng cần phải chủ động, linh hoạt giải quyết những vướng mắc phát sinh nhưng không làm trái pháp luật; đồng thời với đó là sự phối hợp nhịp nhàng giữa các lực lượng chức năng…trong việc chống buôn lậu và gian lận thương mại qua biên giới.
Lạng Sơn phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực
Lễ hội Na Chi Lăng là bước chuyển biến về nhận thức của Lạng Sơn trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với phát triển thị trường, tôn vinh và tạo cơ hội cho người nông dân được giao lưu, trao đổi, giới thiệu hàng hóa, sản phẩm với thị trường và xã hội, đẩy mạnh kết nối 4 nhà (nông dân - doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà nước), xây dựng chuỗi giá trị phát triển bền vững, thu hút đầu tư phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Lạng Sơn.
Khoa học Công nghệ phát huy lợi thế nâng cao chất lượng sản phẩm
Tỉnh Lạng Sơn cần xác định hoạt động đổi mới sáng tạo, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ là nhiệm vụ xuyên suốt của hoạt động KHCN, phát huy lợi thế nâng cao chất lượng sản phẩm, chế biến bảo quản sau thu hoạch, tiếp tục bảo quản, khai thác nguồn gen bản địa hiệu quả, tăng cường áp dụng công nghệ vào dịch vụ logistics. Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) sẽ hỗ trợ tối đa cho tỉnh Lạng Sơn thực hiện các nhiệm vụ KHCN, trong đó, khẩn trương triển khai các đề án về bảo tồn nguồn gen các sản phẩm đặc sản của địa phương, tập trung chủ yếu cho Na Chi Lăng, gừng đá, phát triển nông thôn miền núi…
Tăng cường kết nối Hà Nội - Lạng Sơn
Hai địa phương sẽ tập trung vào các lĩnh vực quy hoạch, xúc tiến đầu tư, công thương, du lịch; kết nối các chuỗi liên kết từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nhất là với các nông sản đặc trưng của Lạng Sơn để cung cấp cho thị trường Hà Nội. Hà Nội cũng thống nhất với Lạng Sơn về việc kiến nghị Chính phủ đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các tuyến đường bộ, đường sắt nhằm kết nối giao thông từ các địa phương tới các cửa khẩu.
Tăng cường kết nối ngân hàng- doanh nghiệp
Với vai trò thành viên Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển DN và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể của tỉnh, Chi nhánh đã tích cực phối hợp với Hiệp hội DN tỉnh, các sở ngành trên địa bàn, đồng thời tiến hành khảo sát trực tiếp tại các DN để nắm bắt nhu cầu về vốn vay, khó khăn, vướng mắc; tổ chức đối thoại giữa ngành ngân hàng với các DN để trực tiếp xử lý, giải đáp các ý kiến, phản ánh, kiến nghị của DN trên tinh thần lắng nghe và sẵn sàng hỗ trợ; chỉ đạo các chi nhánh TCTD trên địa bàn đổi mới quy trình cho vay, phát triển dịch vụ, mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn chất lượng tín dụng, đảm bảo cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong tiếp cận vay vốn ngân hàng.
Lấy người nộp thuế làm trung tâm phục vụ
Cơ quan Thuế luôn lấy người nộp thuế (NNT) làm trung tâm phục vụ với quan điểm người nộp thuế là bạn đồng hành, chuyển từ cơ chế quản lý sang hướng dẫn, hỗ trợ NNT. Các vướng mắc về chính sách thuế của các nhà đầu tư sẽ được cơ quan thuế giải quyết tận tình, kịp thời, thoả đáng theo quy định của pháp luật, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho nhà đầu tư yên tâm hoạt động, phát triển sản xuất kinh doanh. Cơ quan Thuế luôn hướng tới và thực hiện phương châm “Minh bạch - Chuyên nghiệp - Liêm chính - Đổi mới”.
Phát huy vai trò dẫn dắt nhà đầu tư
Cùng với việc phát huy vai trò tập hợp, cầu nối và định hướng cho doanh nghiệp trên địa bàn, Hiệp hội doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc đưa ra ý kiến đóng góp xây dựng các cơ chế, chính sách của tỉnh để ngày càng cởi mở hơn với doanh nghiệp, nhà đầu tư; sẵn sàng chia sẻ thông tin với nhà đầu tư, đồng thời chủ động kết nối với các doanh nghiệp trên địa bàn cũng như các hội viên. Với nhận thức các doanh nhân đến Lạng Sơn là công dân Lạng Sơn, nhà đầu tư đến với tỉnh cũng là doanh nghiệp của tỉnh, Hiệp hội sẽ luôn đồng hành trong mọi hoạt động để các nhà đầu tư thành công tại tỉnh.
Mong muốn trở thành nhà đầu tư chiến lược tại tỉnh
Sở hữu vị trí chiến lược, hạ tầng ngày càng hoàn thiện và tiềm năng du lịch lớn khiến Lạng Sơn ngày càng hấp dẫn với các doanh nghiệp bất động sản. Nhận diện được tiềm năng phát triển của Lạng Sơn, đồng thời với những chính sách kêu gọi đầu tư của tỉnh, những hỗ trợ sát sao của các cấp lãnh đạo và các sở ban ngành trong quá trình triển khai dự án Nhà ở xã hội số 2 TP Lạng Sơn. Song song với việc triển khai dự án Nhà ở xã hội số 2, chúng tôi cũng đang tiếp tục tìm kiếm những dự án bất động sản mới trên địa bàn tỉnh, phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của Liên danh bởi chúng tôi mong muốn, trong tương lai gần sẽ được trở thành một trong những nhà đầu tư chiến lược của tỉnh.
Kỳ vọng về những cơ chế, chính sách khơi dậy được tiềm lực của doanh nghiệp
Doanh nhân Trần Văn Dũng, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty TNHH Hồng Phong
Những năm gần đây, Chính phủ và tỉnh Lạng Sơn đã tạo được bước chuyển mạnh mẽ trong cải thiện môi trường kinh doanh, doanh nghiệp từ đối tượng quản lý sang được phục vụ. Song chúng tôi còn kỳ vọng hơn về một chính quyền có những cơ chế, chính sách khơi dậy được tiềm lực của doanh nghiệp; mong muốn tầm nhìn, quyết tâm của lãnh đạo tỉnh về cải cách hành chính phải được truyền tải, lan tỏa mạnh mẽ hơn đến các cán bộ, công chức.
Hiện Hồng Phong còn gặp khó khăn về giải phóng mặt bằng, cản trở về giao thông, có sản phẩm tốt nhưng thiếu khả năng kết nối với các dự án... Nếu chỉ dựa vào nguồn lực doanh nghiệp thì rất khó khăn. Chúng tôi cũng nhận được sự chia sẻ của chính quyền nhưng cần những tháo gỡ cụ thể, hành động rõ ràng và quyết liệt để doanh nghiệp hoạt động tốt hơn, đóng góp nhiều hơn cho xã hội.
Đẩy mạnh ứng dụng KHCN phục vụ phát triển KT-XH
Bà Nguyễn Thị Hà, Giám đốc Sở KHCN tỉnh Lạng Sơn
Sở KHCN sẽ bám sát chủ trương, định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh để xây dựng định hướng công tác khoa học và công nghệ, trong đó hoạt động nghiên cứu tập trung vào: Nông, lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghệ sinh học; bảo tồn nguồn gen; công nghệ bảo quản chế biến sau thu hoạch; Chương trình ứng dụng KHCN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với đặc điểm của từng khu vực…; Hỗ trợ đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong phát triển sản xuất, đăng ký xác lập, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm OCOP.
Ứng dụng CNTT xây dựng chính quyền điện tử
Ông Nguyễn Quang Huy, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thôngtỉnh Lạng Sơn
Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong xây dựng chính quyền điện tử thời gian qua đã góp phần nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành, đẩy mạnh cải cách hành chính, phục vụ doanh nghiệp và người dân ngày càng hiệu quả. Trong 2 năm vừa qua, kết quả xếp hạng chỉ số Vietnam ICT Index của tỉnh Lạng Sơn có sự cải thiện tích cực. Năm 2018, Lạng Sơn xếp hạng 32, năm 2019 tăng 10 bậc xếp hạng 22/63 tỉnh, thành phố với 0,4696/1,0000 điểm. Kết quả này là tổng hợp đánh giá trên ba lĩnh vực gồm: hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng nhân lực và ứng dụng CNTT.
Nâng cao năng lực Hiệp hội vận tải ô tô tỉnh Lạng Sơn
Ông Nguyễn Đức Dương, Giám đốc Công ty TNHH vận tải ô tô Hợp Nhất
Những năm qua, lĩnh vực logistics Lạng Sơn phát triển khá mạnh mẽ, chỉ riêng vận tải hàng hóa có hàng chục doanh nghiệp với 300-400 đầu xe các loại nhưng còn hoạt động kiểu “mạnh ai nấy làm”. Tuy tỉnh đã thành lập Hiệp hội vận tải ô tô tỉnh Lạng Sơn nhưng hội viên chủ yếu là doanh nghiệp vận tải hành khách và taxi với số lượng hạn chế, lại thiếu hoạt động cụ thể. Do vậy, Hiệp hội cần có sự quan tâm chỉ đạo sát sao hơn của lãnh đạo UBND tỉnh và sự hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị, đồng thời cần tổ chức lại để quy tụ được các đơn vị vận tải lớn cũng như tăng cường hoạt động cầu nối giữa các doanh nghiệp và với chính quyền, qua đó bảo vệ quyền lợi chính đáng, nhất là về mặt bằng kinh doanh cũng như giải quyết hồ sơ xin thuê đất được nhanh chóng kịp thời.
01/07/2023 đến ngày 15/9/2024
VCCI