Thời gian qua, trên cơ sở bám sát các chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, ngành Ngân hàng tỉnh Hà Nam đã triển khai đồng bộ các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận vốn vay để khôi phục sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế- xã hội địa phương.
Hội Nông dân tỉnh Hà Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Hà Nam II ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
Theo đó, ngành Ngân hàng tỉnh đã chủ động làm việc với các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn triển khai kịp thời các giải pháp; xây dựng và triển khai hiệu quả kế hoạch kinh doanh, trong đó bám sát các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng. Thực hiện thúc đẩy tăng trưởng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng; ưu tiên tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Ngoài ra, tích cực triển khai Chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp; đẩy mạnh xử lý nợ xấu, rà soát, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định; chủ động nhận diện các khoản tiềm ẩn nguy cơ trở thành nợ xấu để có các giải pháp ngăn chặn nợ xấu phát sinh,…
Cùng với đó, triển khai thực hiện nhiều giải pháp thiết thực để hỗ trợ doanh nghiệp với phương châm “Chia sẻ và đồng hành vượt khó”. Các hoạt động về giảm lãi suất; cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp, cho vay lãi suất thấp,... đã tạo điều kiện thuận lợi và trực tiếp giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, duy trì, ổn định, tăng trưởng, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tính đến hết tháng 1/2023, dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đạt gần 66.000 tỷ đồng. Trong số trên, dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn hơn 28.148 tỷ đồng; cho vay doanh nghiệp khoảng 36.896 tỷ đồng, còn lại nguồn vốn đầu tư cho vay các lĩnh vực khác. Qua đó, đã kịp thời cung cấp vốn cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh và duy trì việc làm cho nhiều lao động.
Các TCTD cũng quan tâm đến việc mở rộng mạng lưới, đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ, cung cấp sản phẩm dịch vụ hiện đại đến người dân như: eKYC, Livebank, đặt chỗ giao dịch trực tuyến, thanh toán quét mã QR Code, chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip bảo mật hơn, thẻ không tiếp xúc, tích hợp các nền tảng đa kênh,... Bên cạnh đó, cải tiến, đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục, nâng cao khả năng thẩm định, rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn. Nhiều ngân hàng đã chủ động tiết giảm chi phí hoạt động, thực hiện các biện pháp tiết giảm chi phí vốn, tạo điều kiện giảm sâu lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng.
Thời gian tới, cùng với việc triển khai thực hiện tốt chỉ đạo của Thống đốc NHNN, Tỉnh ủy và UBND tỉnh về những chính sách mới liên quan đến lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng, ngành Ngân hàng tỉnh Hà Nam cũng thường xuyên chỉ đạo, giám sát các TCTD thực hiện tăng trưởng tín dụng an toàn, phân loại nợ và trích lập đầy đủ dự phòng theo quy định. Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu mới phát sinh; thanh toán bảo đảm kịp thời, an toàn, bảo mật; đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ.
Đồng thời, xây dựng và triển khai thực hiện tốt chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm, giám sát, chỉnh sửa các kiến nghị sau kết luận thanh tra, kiểm tra; triển khai hiệu quả Đề án cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021–2025 phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn. Ngoài ra, định kỳ hàng quý tổ chức các hội nghị triển khai nhiệm vụ để thảo luận, đánh giá kết quả hoạt động, chỉ rõ những mặt đạt được, khó khăn, vướng mắc cần giải quyết; đề ra nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giúp hoạt động an toàn, hiệu quả gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương.
Nguồn: Vietnam Business Forum
10/12/2024
Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh
01/07/2023 đến ngày 15/9/2024
VCCI