09:32:21 | 26/9/2021
Thủ tướng trao đổi với đại diện các doanh nghiệp tại cuộc đối thoại ngày 8/8. Ảnh: VGP
Gần hai năm chống dịch, nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được Chính phủ, các bộ ngành đưa ra nhằm vừa đảm bảo chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Đầu tháng 9, Nghị quyết 105 hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh được Chính phủ ban hành với loạt điểm mới được các doanh nghiệp kỳ vọng tháo gỡ những khó khăn họ đang phải đối mặt, để thích ứng dần với tình hình dịch bệnh.
Điều này được thể hiện qua khảo sát của VCCI, trong đó 81,4% hiệp hội doanh nghiệp, liên minh hợp tác xã đồng ý với nhận định các nhiệm vụ, giải pháp của nghị quyết sẽ giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Ngược lại, chỉ 3% không đồng ý.
Trong báo cáo chuẩn bị hội nghị, Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho biết, các chính sách, giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp được quy định tại Nghị quyết số 105/NQ-CP đã được cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước đánh giá cao và kỳ vọng sẽ giúp tháo gỡ những vấn đề khó khăn mà doanh nghiệp đang phải đối mặt. Hiện nay, các giải pháp, nhiệm vụ đã và đang được các bộ, ngành và địa phương tích cực triển khai thực hiện và cơ bản hoàn thành theo đúng tiến độ được giao.
Tuy nhiên, qua phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp, vẫn còn một số hạn chế, tồn tại trong khâu thực thi, gây khó khăn về tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Việc triển khai của một số chính sách còn khá chặt chẽ, cứng nhắc, thiếu thống nhất ở một số địa phương, gây khó khăn cho đối tượng hỗ trợ, chưa bao quát hết các tình huống phát sinh trong thực tế, công tác thực thi có lúc, có nơi còn chưa chủ động, linh hoạt. Tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận được với một số chính sách hỗ trợ về thuế, tính dụng, cho vay ưu đãi còn tháp do thủ tục còn phức tạp, một số điều kiện chưa phù hợp.
Các mâu thuẫn còn tồn tại giữa các luật điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được giải quyết triệt để, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Đặc biệt, vấn đề các doanh nghiệp tiếp tục kiến nghị nhiều nhất là việc khẩn trương có hướng dẫn áp dụng các điều kiện tổ chức sản xuất an toàn trong tình hình mới và kế hoạch mở cửa của các địa phương để doanh nghiệp có thể chủ động phương án sản xuất kinh doanh.
Qua phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp, vẫn còn một số hạn chế, tồn tại trong khâu thực thi, gây khó khăn về tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Để tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo: Các bộ, ngành và địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai Nghị quyết số 105/NQ-CP và các chính sách, giải pháp về phòng, chống dịch COVID-19 với tinh thần hợp tác công tư chặt chẽ để phát huy đồng bộ nguồn lực của nhà nước và doanh nghiệp.
Về phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Khẩn trương hoàn thiện trình Chính phủ chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023, trong đó có các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi. Tiếp tục tham mưu, đẩy mạnh hoạt động của các Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư các bộ, ngành và địa phương. Khẩn trương hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đồng thời, tăng cường cho vay ưu đãi thông qua Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, xây dựng và triển khai các giải pháp hỗ trợ phi tài chính nhằm tăng cường khả năng tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp trong giai đoạn 2021-2025.
Đẩy mạnh triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số; sớm hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ Chương trình hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh giai đoạn 2021-2025.
Bộ Tư pháp khẩn trương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, tổ chức liên quan hoàn thiện hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung 10 luật nhằm giải quyết dứt điểm những mâu thuẫn còn tồn tại giữa các luật, bảo đảm sự thống nhất, khắc phục những vướng mắc trong thực hiện; cắt bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết nhằm giảm chi phí, thủ tục cho doanh nghiệp; khởi thông mọi nguồn lực cho đầu tư, kinh doanh; hỗ trợ phòng chống COVID-19, thực hiện thắng lợi mục tiêu khép; tăng cường phân cấp, phân quyền đi liền với công tác kiểm tra, giám sát, quản lý Nhà nước.
Bộ Y tế khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu một số kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp trong thời gian gần đây để sớm ban hành Hướng dẫn lộ trình trở lại bình htuowngf mới và triển khai các hoạt động kinh tế, xã hội đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh sớm nhất.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ Nghị quyết sửa đổi Nghị quyết 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn trong đại dịch COVID-19, và sửa đổi Quyết định số 23/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Công Thương tiếp tục theo dõi, đánh giá và xem xét phương án giảm chi phí các dịch vụ thiết yếu như điện, xăng với mức từ 10-30%.
Bộ Xây dựng khẩn trương nghiên cứu dự thảo quy định về trường hợp bất khả kháng đối với các dự án, công trình chịu tác động trực tiếp các biện pháp chống dịch COVID-19, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi bổ sung về hợp đồng xây dựng, làm cơ sở điều chỉnh thời gian thực hiện theo Điều 61 Luật Xây dựng số 40/2014/QH13.
Đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sớm hoàn thành các nhiệm vụ tại Nghị quyết số 105/NQ-CP về giảm miễn nộp đoàn phí công đoàn cho đoàn viên tại doanh nghiệp, hợp tác xã bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trong năm 2021 và 2022; báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 được giảm đóng kinh phí công đoàn trong năm 2021 và 2022 theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Về các địa phương, khẩn trương xây dựng và công bố kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế/kế hoạch mở cửa. Đồng thời, cùng với doanh nghiệp, chủ động nghiên cứu, thống nhất phương án, điều kiện tổ chức sản xuất, kinh doanh an toàn, thích ứng với diễn biến dịch bệnh ở địa phương và điều kiện thực tế của doanh nghiệp; hạn chế tối đa đóng cửa toàn nhà máy.
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng Chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023, bảo đảm triển khai các giải pháp thích ứng với lộ trình kiểm soát dịch bệnh, trong đó tập trung phục hồi các ngành, lĩnh vực trọng tâm của địa phương.
Tăng cường đối thoại giữa doanh nghiệp và chính quyền địa phường nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và đánh giá thực chất quá trình xử lý các kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp.
Về phía cộng đồng doanh nghiệp, tiếp tục nêu cao tinh thần dân tộc, đoàn kết thống nhất, chung sức đồng lòng, phát huy tính chủ động, tự lực, tự cường, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức; hỗ trợ lẫn nhau, tương thân tương ái, hợp tác chia sẻ (ví dụ như chia sẻ đơn hàng, hàng đổi hàng, mua hàng trả chậm…)
Chủ động đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, tái cấu trục doanh nghiệp gắn với chuyển đổi số; nâng cao năng lực, sức cạnh tranh; quan tâm đến việc giữ chân người lao động, chuyển đổi lao động, tái cấu trúc lao động; đầu tư hơn nữa cho công nghệ, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ để biến thách thức thành cơ hội; tạo chuẩn giá trị mới, quan tâm hơn đén phục vụ người dân và nhu cầu trong nước; mở rộng thị trường, tiến tới tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Tích cực hiến kế cho chính quyền các cấp để xây dựng kế hoạch mở cửa của từng địa phương; đóng góp sáng kiến cho Chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023, trong đó có các nội dung liên quan đến phục hồi cho khu vực doanh nghiệp.
Các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu, đánh giá thách thức và thời cơ của ngành, lĩnh vực, kịp thời chia sẻ, hướng dẫn, hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp hội viên và ngành hàng; tăng cường tính liên kết giữa các doanh nghiệp hội viện, hợp tác cùng phát triển. Đồng thời, đề xuất với Chính phủ các giải pháp, sáng kiến để phát triển doanh nghiệp, phục hồi nền kinh tế.
Nguồn: DDDN
01/07/2023 đến ngày 15/9/2024
VCCI
13 - 14/09/2024
Khách sạn InterContinental Westlake, Hà Nội.