08:12:42 | 5/8/2021
Chủ tịch VCCI TS. Vũ Tiến Lộc phát biểu tại buổi tọa đàm trực tuyến với doanh nghiệp.
Tọa đàm trực tuyến “Duy trì sản xuất trong thời kỳ dịch COVID-19” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức phối hợp cùng, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và các Hiệp hội Doanh nghiệp.
Buổi tọa đàm nhằm tìm ra các giải pháp để doanh nghiệp duy trì sản xuất, góp phần duy trì sự ổn định của kinh tế và xã hội mà vẫn đáp ứng được các yêu cầu chống dịch là nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Theo các Hiệp hội, hiện nay đang tồn tại 3 khó khăn lớn nhất đối với doanh nghiệp.
Thứ nhất, mô hình “3 tại chỗ” đang không phát huy tác dụng khi thời gian áp dụng kéo dài, việc cấp thiết cần có các giải pháp và sáng kiến để duy trì sản xuất trong giai đoạn áp dụng Chỉ thị 16.
Thứ hai, vận chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất và xuất khẩu đang bị gián đoạn do cách thực hiện khác nhau giữa các tỉnh thành trong cả nước. Các kiến nghị và giải pháp để khắc phục các vấn đề lưu thông liên tỉnh “luồng xanh” và lưu thông nội tỉnh, thành.
Thứ ba, việc xây dựng “lộ trình” để đưa sản xuất trở lại trở cần thiết được bản thảo kỹ càng để tránh các tình huống bị động do biến động không thể dự đoán của dịch bệnh trong thời gian tới.
TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết thời gian qua, VCCI đã liên tục kiến nghị các giải pháp đến chính phủ để có thể tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19. Hiện Chính phủ cũng đang rất tích cực triển khai thực hiện các giải pháp đang được ban hành cũng như sẽ ban hành các chính sách, giải pháp mới để hỗ trợ cho các doanh nghiệp.
"Hội thảo trực tuyến hôm nay cũng rất mong được lắng nghe các ý kiến, giải pháp từ doanh nghiệp để VCCI tiếp tục hoàn thiện các kiến nghị để tiếp tục góp ý với chính phủ trong thời gian tới" - Chủ tịch VCCI khẳng định.
Các doanh nghiệp chỉ được thực hiện “3 tại chỗ” khi đảm bảo các điều kiện về phòng, chống dịch bệnh Trong ảnh: Người lao động được bố trí chỗ ở tại một doanh nghiệp ở Khu công nghiệp Amata, TP.Biên Hòa. Ảnh: C.T.V
Chính phủ đang tích cực sau khi đã đưa ra đưa gói giải pháp 26.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, các đối tượng khó khăn, chính sách mới ban hành được hoan nghênh do đi vào thực tế nhanh hơn chứ không quá chậm chễ về thủ tục như gói 62.000 tỷ đồng như trước đây. Gói chính sách tài khóa cũng đã thực hiện rất tốt, các gói tín dụng ngân hàng cũng đã bắt đầu phát huy tác dụng.
Chính phủ đang chủ trương áp dụng giảm 30% thuế thu nhập cho doanh nghiệp trong năm 2020 và năm 2021, tức là kéo dài thời hạn tiếp tục giảm thuế mà chúng ta đã thực hiện trong thời gian qua.
Đánh giá về hỗ trợ này, VCCI nhận định đây là giải pháp cũng rất quan trọng, tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, không có doanh thu và kinh doanh không có lãi thì các biện pháp này không có tác dụng nhiều. Nhưng biện pháp này tác động chủ yếu ở sự cổ vũ động viên chia sẻ, đồng hành của chính phủ cùng một số doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực hoạt động kinh doanh tốt thì có thể được hưởng lợi trực tiếp.
Đợt này, theo dự kiến Chính phủ có thể giảm thuế đối với các hộ kinh doanh, các cá nhân kinh doanh, đây là biện pháp chưa từng có kể từ trước cho đến nay. Bên cạnh đó, việc giảm thuế GTGT có thể được áp dụng đối với một số lĩnh vực đặc biệt trong lĩnh vực như vận tải, du lịch, vui chơi giải trí… Chính phủ sẽ tiếp tục đề xuất thực hiện các giải pháp miễn giảm nộp chậm cho ngân sách nhà nước…
TS. Vũ Tiến Lộc cho biết cũng đã đề xuất đến Chính phủ các kiến nghị như: giảm tiền điện cho các doanh nghiệp hiện nay, giảm phí công đoàn trước mắt là 1% chứ không phải 2% ít nhất trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, giảm các chi phí khác, hỗ trợ các doanh nghiệp chi phí mà họ bỏ ra trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống COVID-19.
Trong bối cảnh đại dịch này, hơn lúc nào hết cần cải cách thể chế thủ tục hành chính mạnh mẽ hơn để giảm chi phí cho doanh nghiệp. Đề nghị các tổ công về rà sát thúc đẩy các dự án không chỉ được thành lập ở cấp chính phủ mà nên thành lập ở cấp bộ ngành địa phương, tận các huyện xã để xem xét các dự án của doanh nghiệp trong các lĩnh vực thì có khó khăn vướng mắc nào để địa phương thực sự tìm cách cùng doanh nghiệp tháo gỡ, đẩy nhanh các dự án.
Việc kết hợp các giải pháp kết hợp giảm các thủ tục hành chính cải thiện môi trường kinh doanh, cải thiện các tổ công tác, rà xét hỗ trợ để đẩy nhanh tiến độ các dự án là hết sức quan trọng để đẩy mạnh việc đầu tư công.
“Chúng ta có nhắc đến việc không đánh đổi sức khỏe nhân dân để đổi lấy sức tăng trưởng. Nhưng quan trọng nhất kinh tế là sinh kế của nhân dân, bảo vệ được sinh kế của người dân cũng rất quan trọng do đó cần kết hợp cả 2 mục tiêu này, chứ không chỉ vì mục tiêu chống dịch mà bỏ lơi chức năng hỗ trợ sản xuất kinh doanh, cứu các doanh nghiệp. Trong trường hợp đấy sẽ đẩy người lao động, người dân vào tình trạng không có việc làm, thiếu thu nhập. Dịch bệnh, nạn đói và thiếu việc làm đều là các vấn đề rất quan trọng hiện nay. Do vậy ưu tiên phòng dịch bệnh nhưng cũng phải cố gắng hết sức để duy trì sản xuất kinh doanh” – TS. Vũ Tiến Lộc cho hay.
Bên cạnh việc cứu các doanh nghiệp khó khăn, theo Chủ tịch VCCI cũng cần có các biện pháp đầu tư để tạo nền tảng tăng trưởng trong tương lai. Đây là việc Chính phủ cần phải làm chứ không chỉ hỗ trợ cho các doanh nghiệp khó khăn, tạo điều kiện thúc đẩy những lĩnh vực tiềm năng, tạo nền tảng cho tăng trưởng trong thời gian sắp tới.
Chủ tịch VCCI xin được phản ánh đầy đủ các ý kiến của doanh nghiệp trong buổi tọa đàm, hiện chính phủ đang tích cực bàn các biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn này.
Nguồn: DDDN
01/07/2023 đến ngày 15/9/2024
VCCI