09:05:15 | 23/7/2023
“Cùng với đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) theo hướng công khai, minh bạch, ngành Ngân hàng Hưng Yên còn tích cực thực hiện chuyển đổi số (CĐS )nhằm đem lại sự hài lòng cho doanh nghiệp và người dân” - ông Đặng Sỹ Hòa, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Hưng Yên cho biết.
Lễ khai trương Chi nhánh ngân hàng HDBank Văn Giang
Để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư của tỉnh, ngành Ngân hàng đã nỗ lực ra sao trong việc cung ứng nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh?
Ngành Ngân hàng trong thời gian qua đã và đang làm tốt công tác huy động vốn, từ đó cung ứng nguồn vốn tín dụng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chi nhánh các tổ chức tín dụng (TCTD), quỹ Tín dụng nhân dân (TDND) trên địa bàn đã triển khai đa dạng các sản phẩm tiết kiệm với mức lãi suất linh hoạt để tập trung thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, tăng nguồn vốn tự huy động, đáp ứng kịp thời vốn cho phát triển kinh tế địa phương.
Kết quả, nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn tỉnh tăng khá so với cuối năm 2022. Đến ngày 31/5/2023, tổng nguồn vốn hoạt động của các TCTD trên địa bàn tỉnh đạt 126.777 tỷ đồng, tăng 8.178 tỷ đồng (6,9%) so với ngày 31/12/2022. Trong đó, nguồn vốn huy động đạt 118.745 tỷ đồng, tăng 8.279 tỷ đồng (7,5%) so với ngày 31/12/2022.
Sau 01 năm thực hiện Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (theo Kế hoạch số 132/KH-UBND ngày 20/7/2022 của UBND tỉnh), ngành Ngân hàng tỉnh đã đạt được kết quả nổi bật nào?
NHNN tỉnh đã chỉ đạo, hướng dẫn các quỹ TDND trên địa bàn xây dựng và triển khai có hiệu quả phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025 theo quy định; đẩy mạnh xử lý nợ xấu, kiểm soát chặt chẽ đầu tư tín dụng vào lĩnh vực rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng. Cùng với đó, tăng cường công tác thanh tra, giám sát; thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra trực tiếp, thực hiện giám sát từ xa đối với hoạt động của các TCTD, đặc biệt là việc cấp tín dụng cho các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như đầu tư, kinh doanh chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản. Nâng cao hiệu quả công tác giám sát an toàn vi mô; nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý đối với các TCTD, đồng thời tiếp tục quản lý, chấn chỉnh, củng cố hoạt động hệ thống quỹ TDND, phát hiện kịp thời vấn đề phát sinh bất thường có nguy cơ rủi ro trong hoạt động để xử lý;…
Sau 01 năm thực hiện Đề án, các chi nhánh ngân hàng, quỹ TDND đã tích cực đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu. Ước tính từ tháng 8/2022 đến nay, các chi nhánh ngân hàng, quỹ TDND trên địa bàn tỉnh xử lý được 998 tỷ đồng nợ xấu, trong đó chủ yếu là thu từ khách hàng 234 tỷ đồng và xử lý bằng dự phòng rủi ro 753 tỷ đồng.
Để triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021 - 2025, ngành đã quan tâm đầu tư nâng cấp, phát triển hạ tầng thanh toán ra sao?
Thực hiện Đề án, chiến lược, kế hoạch của Chính phủ, chỉ đạo của NHNN và UBND tỉnh, NHNN tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động số 114/KH-UBND ngày 15/9/2020 của UBND tỉnh về thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 23/CT-UBND ngày 23/10/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển TTKDTM trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; Kế hoạch số 03/KH-UBND ngày 10/01/2023 về triển khai thực hiện Đề án phát triển TTKDTM trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021 - 2025. NHNN tỉnh đã duy trì thực hiện tốt công tác thanh toán bù trừ điện tử, đảm bảo thanh toán thông suốt, thực hiện nhanh chóng, chính xác, thuận tiện, hiệu quả.
Bên cạnh đó, NHNN tỉnh đã ban hành văn bản chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn tập trung triển khai một số giải pháp liên quan đến đầu tư, nâng cấp, phát triển hạ tầng thanh toán như: Quan tâm đầu tư cơ sở
hạ tầng và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; triển khai các quy định về định danh và xác thực điện tử, kết nối và khai thác thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo hướng dẫn của ngành Ngân hàng, của tỉnh và của Hội sở nhằm phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán hiện đại, tiện ích và đảm bảo an toàn bảo mật. Đẩy mạnh triển khai các sản phẩm, dịch vụ thanh toán trên thiết bị di động, các phương thức TTKDTM hiện đại, dễ sử dụng, phù hợp với điều kiện và hành vi tiêu dùng ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh,…
Công tác CCHC đã được ngành quan tâm thế nào trong thời gian qua, thưa ông?
Công tác CCHC luôn được ngành Ngân hàng quan tâm, chú trọng thực hiện. Triển khai thực hiện Kế hoạch CCHC năm 2023 của NHNN Việt Nam; Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 14/3/2022 của UBND tỉnh về Kế hoạch số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, NHNN tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 06/KH-HY ngày 03/01/2023 về việc thực hiện công tác CCHC của Chi nhánh năm 2023. NHNN tỉnh đã thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các TTHC và việc tổ chức tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa và quy trình ISO, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật gắn với việc đề cao đạo đức công chức, công vụ và minh bạch trong việc thực hiện nhiệm vụ.
Việc áp dụng các quy trình ISO và tự kiểm tra, kiểm soát TTHC theo hướng dẫn của NHNN Việt Nam tiếp tục đem lại những hiệu quả rõ rệt trong việc ban hành, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ các TTHC cũng như tiếp nhận và giải quyết các TTHC. 100% quy trình TTHC áp dụng đúng căn cứ pháp lý viện dẫn, quy định công khai điều kiện thực hiện, thành phần hồ sơ, thời gian xử lý, quy trình xử lý; 100% hồ sơ được tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả đúng thời hạn, quy trình quy định. Thực tế, nhiều TTHC tại NHNN tỉnh được giải quyết sớm hơn so với thời hạn quy định; chất lượng giải quyết TTHC ngày càng được cải thiện, nâng cao.
Các TCTD trên địa bàn đẩy mạnh cải TTHC, nâng cao hiệu quả trong hoạt động tín dụng, ngân hàng; thực hiện công khai thủ tục mẫu biểu đối với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đơn giản hóa thủ tục vay vốn, nâng cao năng lực thẩm định của cán bộ, cải tiến quy trình, thủ tục cho vay để rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay. Đa dạng hóa các loại sản phẩm, dịch vụ, các gói tín dụng hỗ trợ phù hợp với từng phân khúc, đối tượng khách hàng, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp, người dân.
Hiện nay, công tác CCHC của các ngân hàng đi liền với công tác CĐS. Các ngân hàng đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến trong quản trị điều hành và cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hướng tự đổi mới, sáng tạo, tối ưu hóa hoạt động nghiệp vụ, dần hướng tới giải quyết hồ sơ, công việc trên môi trường số. Với các ứng dụng ngân hàng số hiện nay, người dân, doanh nghiệp đang và sẽ được trải nghiệm nhiều tiện ích, tiết kiệm thời gian, chi phí trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.
Trân trọng cảm ơn ông!
Nguồn: Vietnam Business Forum
01/07/2023 đến ngày 15/9/2024
VCCI