06:16:07 | 23/11/2021
Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho rằng: Kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi, nhưng mạnh mẽ đến đâu sẽ phụ thuộc vào phục hồi kinh tế thế giới, khả năng ứng phó với dịch bệnh và các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với doanh nghiệp.
Theo TS Võ Trí Thành: Năm 2021, Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn của dịch COVID-19 nên tăng trưởng cả năm trên dưới 2%, thấp nhất trong cả quá trình đổi mới của Việt Nam. Đà phục hồi bắt đầu trở lại nhưng doanh nghiệp vẫn đang đối mặt với rất nhiều khó khăn. Ngoài việc đứt gãy chuỗi cung ứng, lao động, dòng tiền, cũng là một trở ngại đối với doanh nghiệp.
- Ông nhận định như thế nào về triển vọng kinh tế của Việt Nam năm 2022?
Trong bổi cảnh ấy, độ mở của nền kinh tế Việt Nam rất lớn, vì vậy mức độ phục hồi của kinh tế Việt Nam sẽ phụ thuộc rất lớn vào mức độ phục hồi của kinh tế thế giới. Dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, kinh tế thế giới 2022 tăng trưởng 4,9%, mức tăng trưởng khá cao. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất định. Lý do đầu tiên là dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. Tiếp theo là rủi ro lạm phát, chi phí đầu vào tăng, do đứt gãy của chuỗi cung ứng, logistic… nhiều nước đã siết lại các gói kích thích kinh tế.
Việc thay đổi chính sách tiền tệ có thể làm tăng lãi suất. Sự mất cân bằng cung-cầu đã khiến khiến giá năng lượng và hàng hóa “leo thang,” tạo áp lực lạm phát và đe dọa làm chệch đà phục hồi kinh tế. IMF dự báo lạm phát sẽ trở lại mức trước khi dịch vào năm 2022, song cảnh báo tình trạng đứt gãy nguồn cung kéo dài có thể làm thay đổi các dự báo về lạm phát.
Cùng với đó là sự dịch chuyển của các dòng vốn quốc tế. Như vậy làm khó khăn hơn cho quá trình phục hồi kinh tế, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Diễn đàn doanh nghiệp 2022 với chủ đề “Nhận diện thị trường và phương thức thích ứng” sẽ được Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức vào ngày 23/11/2021. Cùng với đó, Tạp chí cũng sẽ trao giải “Tác phẩm báo chí viết về doanh nhân – doanh nghiệp và môi trường kinh doanh lần thứ IX”. |
Ngoài ra, nợ công, nợ tư nhân tăng. biến động theo chiều hướng tăng của thị trường chứng khoán, bất động sản không hoàn toàn phản ánh tốt về nền tảng mà có yếu tố đầu cơ nhiều. Nguy cơ rủi ro đổ vỡ đã xuất hiện. Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cho biết 72 nền kinh tế đang phát triển hiện ở trong tình trạng “dễ bị tổn thương cao vì nợ.”
- Vậy đâu là yếu tố then chốt quyết định mức độ phục hồi của kinh tế Việt Nam, thưa ông?
Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2022 là 6-6,5% trong năm 2022 và đã được Quốc hội thông qua. Kế hoạch này tương đồng với dự báo của các tổ chức nghiên cứu quốc tế.
Dự báo CPI bình quân năm 2021 so với năm 2020 sẽ tăng ở mức 3,5%. Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi, nhưng mạnh mẽ đến đâu sẽ phụ thuộc vào 3 điều kiện chủ yếu. Thứ nhất là đà phục hồi của kinh tế toàn cầu và khả năng bắt nhịp của Việt Nam. Tín hiệu khả quan là các đối tác thương mại chính của Việt Nam đều được dự báo có đà phục hồi tốt.
Thứ hai là khả năng ứng phó với dịch bệnh. Việt Nam đã thay đổi chiến lược, sống chung với dịch bệnh, nhưng các nguy cơ dịch bệnh cản trở quá trình phục hồi không nhỏ. Vaccine, năng lực y tế và kịch bản ứng phó là các yếu tố chi phối.
Thứ ba là hỗ trợ của nhà nước. Bên cạnh nỗ lực của doanh nghiệp, người dân, chương trình hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế của Chính phủ phải đủ liều lượng, đủ thời gian và có trọng tâm, trọng điểm điểm trong 2 năm tới. Đặc biệt là hiệu lực, hiệu quả thực thi và khả năng quản trị rủi ro trước các cú sốc bên trong và bên ngoài.
- Theo ông đâu là xu hướng đầu tư, kinh doanh và ngành dẫn đường cho kinh tế Việt Nam 2022?
Việt Nam đã tận dụng lợi thế về hội nhập, nâng cao khả năng cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh khá tốt. Mặc dù đầu tư tư nhân thời gian vừa qua có xu hướng giảm, tuy nhiên, con số cam kết, qua các cuộc gặp gỡ cấp cao với các đối tác, nhà đầu tư lớn, chiến lược trên thế giới… Việt Nam vẫn là một điểm đến cạnh tranh.
Sân chơi đã có. Để thúc đẩy được đầu tư thì vai trò chủ đạo từ phía nhà nước cải cách thể chế mạnh mẽ theo đúng tinh thần kinh tế thị trường, hiện đại, hội nhập. Chính phủ cần có các chương trình hỗ trợ thiết thực hiệu quả. Bên cạnh đó là nỗ lực từ phía doanh nghiệp, theo kịp xu thế phát triển, tận dụng tốt cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Hiện nay có xu hướng chung trên thế giới những năm gần đây dù bất kỳ lĩnh vực nào cũng quan tâm tới ba yếu tố cơ bản. Đầu tiên là phải đảm bảo yế tố “xanh”, ví dụ đầu tư vào lĩnh vực bất động sản phải là động sản xanh. Thứ hailà “thông minh”, hàm ý là lĩnh vực đầu tư đó có tận dụng tốt các tiến bộ của khoa học công nghệ để gia tăng hiệu quả, lợi nhuận. Thứ ba là trách nhiệm xã hội. Dư địa cho đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam đang rất lớn. Việt Nam có nhiều lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh tốt thông qua số liệu xuất khẩu như điện tử, da giầy, dệt may, nông sản, đồ gỗ…
Nguồn: DDDN
01/07/2023 đến ngày 15/9/2024
VCCI