06:20:27 | 31/1/2022
Vì vậy, sẽ cần đề xuất ít nhất 6 giải pháp nhằm thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2022, trong đó nhấn mạnh các giải pháp nhằm kịp thời khắc phục khó khăn, chủ động tận dụng mọi cơ hội đồng thời khai thác mọi tiềm năng, nội lực trong nước.
Kinh tế tăng trưởng chậm
Nguy cơ chậm phục hồi kinh tế, suy giảm tăng trưởng vẫn còn tiềm ẩn nếu không kiểm soát được dịch bệnh và mở cửa trở lại hoạt động kinh tế, rủi ro lạm phát có chiều hướng gia tăng. Bên cạnh đó, thiên tai, biến đổi khí hậu vẫn luôn là nguy cơ luôn tiềm ẩn.
Báo cáo của chúng tôi cho thấy những chỉ số cơ bản về tình hình kinh tế-xã hội của Việt Nam trong quý IV/2021 có mức GDP ước tính tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2020, tuy cao hơn tốc độ tăng 4,6% của năm trước nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng của quý 4 tại giai đoạn 2011-2019. Theo đó, GDP năm 2021 chỉ tăng 2,58% so với năm 2020, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,8%, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện tăng 3,2% và chỉ số giá tiêu dùng bình quân nhích nhẹ 1,84%.
Đánh giá chung năm 2021, trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, kinh tế-xã hội trong nước vẫn duy trì tăng trưởng và đạt được kết quả tích cực trên các lĩnh vực là do sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng với sự nỗ lực thực hiện của các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước.
Vì vậy, nền kinh tế vẫn giữ được mức tăng trưởng, tuy không đạt được mục tiêu đề ra nhưng an sinh xã hội được đảm bảo, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp.
Đề xuất 6 giải pháp
Vì thế, thứ nhất, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.” Theo đó, Trung ương và địa phương bảo đảm có sự chỉ đạo nhất quán, tập trung và xuyên suốt nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của nhân dân đồng thời tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ hiệu quả người dân và doanh nghiệp.
Thứ hai là kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát giá cả, thị trường, bảo đảm cung ứng hàng hóa và các cân đối lớn của nền kinh tế. Việc thực hiện chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ cần linh hoạt vừa đảm bảo kiềm chế lạm phát, vừa đảm bảo thúc đẩy tăng trưởng; nâng cao tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng của nền kinh tế.
Thứ ba, cơ chế, chính sách và các giải pháp hỗ trợ tiếp tục được triển khai hiệu quả, giúp người dân, người lao động, doanh nghiệp chống chịu, vượt qua khó khăn, ổn định và phục hồi sản xuất. Đặc biệt là hỗ trợ cho người lao động bị mất việc làm, mất thu nhập cần được triển khai hiệu quả với phương châm: “không để ai bị bỏ lại”. Qua các chính sách hỗ trợ hiệu quả, người dân sẽ yên tâm sinh sống đồng thời không di dời khỏi nơi làm việc về quê hương, dẫn tới xáo trộn, thiếu hụt nguồn lực lao động.
Thứ tư, cần phát triển mạnh thị trường nội địa lành mạnh cũng như thúc đẩy xuất khẩu bền vững. Cụ thể, các giải pháp chú trọng bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu, nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ cho sản xuất, không để đứt gãy chuỗi cung ứng. Trên yêu cầu đó, các cơ quan chức năng thực hiện tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Về thị trường, các địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phối hợp xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng từng loại nông sản, gắn với nguồn gốc xuất xứ, phát triển hạ tầng logistics nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo chuỗi cung ứng trong nước.
Thứ năm, phải cơ cấu lại, phục hồi và phát triển một số ngành, lĩnh vực quan trọng và doanh nghiệp đang bị tác động trực tiếp bởi dịch COVID-19 (như thương mại, dịch vụ, logistics, vận tải, hàng không, du lịch…). Cụ thể, các cơ quan chức năng cần có chính sách khẩn trương khôi phục thị trường du lịch, tạo thuận lợi cho lưu chuyển hành khách quốc tế, trong nước, hỗ trợ phù hợp các doanh nghiệp du lịch gắn với an toàn dịch bệnh.
Cuối cùng, cần tích cực và đẩy nhanh hơn việc hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt Nam trong mọi lĩnh vực, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chỉ đạo, điều hành và xử lý công việc, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch, qua đó tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp.
NGUYỄN THỊ HƯƠNG -Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê
Nguồn: DDDN
10/12/2024
Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh
01/07/2023 đến ngày 15/9/2024
VCCI