09:06:48 | 24/3/2022
NHNN đặt mục tiêu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5-1% trong 2 năm tới.
Trong kế hoạch thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, NHNN đặt mục tiêu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5-1% trong 2 năm tới nhằm hỗ trợ các đối tượng được ưu tiên do chịu ảnh hưởng bởi COVID-19.
Bà Nguyễn Xuân Hải Yến, Phó Giám đốc Công ty cho biết khi biết chương trình tín dụng ưu đãi dành cho các doanh nghiệp SMEs trên địa bàn Hà Nội, Công ty cũng đã nộp hồ sơ nhưng không thể tiếp cận được.
Tiếp cận lãi suất thấp là mong muốn của hầu hết các doanh nghiệp SMEs, nhưng cũng như Proline, họ không dễ dàng được cấp tín dụng khi tài sản bảo đảm thế chấp khoản vay không nhiều giá trị; đơn hàng xuất khẩu, nếu có, thì cũng chỉ có giá trị nhỏ.
Trả lời cử tri các tỉnh các tỉnh Bạc Liêu, Yên Bái, TP.HCM, Hải Phòng, NHNN cho biết cùng với việc yêu cầu các TCTD rà soát chi phí để giảm lãi vay, là tiếp tục rà soát cơ chế, thủ tục cho vay phù hợp với thực tiễn thị trường, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng, an toàn hệ thống. Điều này có nghĩa sẽ khó có chuyện nới lỏng điều kiện vay.
Tại thời điểm hiện nay, các đối tượng chịu ảnh hưởng của COVID-19 đang rất cần được hỗ trợ ngay tín dụng lãi suất thấp, song việc giảm lãi suất thêm và ngay như mục tiêu NHNN đặt ra, theo các chuyên gia, là bất khả thi.
Một trong những yếu tố khiến NHNN “kẹt” về sử dụng công cụ lãi suất điều hành là dư địa chính sách tiền tệ để giảm lãi suất hầu như không còn nhiều, khi trong 2 năm COVID-19 vừa qua, NHNN đã nỗ lực đưa mặt bằng lãi suất xuống thấp hơn, đặc biệt lãi suất huy động đã về mức “đáy của đáy” nhiều năm. Trong khi đó, nền kinh tế đang đối mặt với nguy cơ lạm phát rõ ràng hơn dưới sức ép lạm phát toàn cầu.
Hiện tại, giá xăng trong nước đến tháng 4/2022 với mức giảm thuế bảo vệ môi trường liệu có hạ nhiệt hay không và tác động lạm phát ra sao trong năm 2022, đang trở thành ẩn số. Trong bối cảnh như vậy, một chuyên gia đánh giá NHNN sẽ không thể giảm lãi suất điều hành, ngoại trừ triển khai gói cấp bù lãi suất như kế hoạch.
Cùng với đó, theo chuyên gia Hoàng Công Gia Khánh, NHNN có thể sử dụng các biện pháp kỹ thuật để hỗ trợ, như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc song song với việc điều chỉnh thích hợp trần tăng trưởng tín dụng và chỉnh sửa một số vấn đề kỹ thuật trong quy định điều chỉnh kỳ hạn trả nợ của Thông tư 14/2021/TT-NHNN…
Nguồn: DDDN