09:03:20 | 6/6/2022
Thông tin từ Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ngày 5/6 cho biết dữ liệu từ công cụ theo dõi xu hướng thị trường của Google cho thấy lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam đang tăng trưởng khoảng 50-75%, mức tăng cao thứ 4 thế giới.
Sau khi mở cửa hoàn toàn từ ngày 15/3, chỉ số này của Việt Nam đã liên tục duy trì mức tăng trưởng cao hàng đầu thế giới, cho thấy tốc độ phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch nước nhà.
Các thị trường đang tìm kiếm nhiều nhất về du lịch Việt Nam là Mỹ, Singapore, Australia, Nhật Bản, Ấn Độ, Pháp, Đức, Thái Lan, Canada và Anh.
Các điểm đến của Việt Nam được khách quốc tế tìm kiếm nhiều nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Phú Quốc, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Đà Lạt, Phan Thiết, Huế và Quy Nhơn.
Kể từ sau khi mở cửa hoàn toàn từ 15/3/2022, chỉ số này của Việt Nam đã liên tục duy trì mức tăng trưởng cao hàng đầu thế giới, cho thấy tốc độ phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch nước nhà
Tới cuối tháng 4, lượng tìm kiếm quốc tế về hàng không tới nước ta đã chạm mốc 1.114% và tiếp tục tăng cao trong tháng 5, thời điểm cao nhất tăng tới 2.000% so với cùng kỳ năm 2021.
Về lượng tìm kiếm cơ sở lưu trú tại Việt Nam, mức tăng từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 5 đã tăng hơn 4 lần.
Cụ thể, ngày 1/4, lượng tìm kiếm tăng 103% so với cùng kỳ năm 2021, đến giữa tháng 5 đạt mức tăng 450% và tiếp tục duy trì ở mức cao.
Tổng cục Du lịch cũng nhấn mạnh, từ ngày 27/4, nước ta dừng việc khai báo y tế với COVID-19 đối với người nhập cảnh. Từ ngày 15/5, du khách tới Việt Nam không phải thực hiện xét nghiệm COVID-19 trước khi nhập cảnh. Công tác truyền thông, quảng bá du lịch Việt Nam được đẩy mạnh, nhất là trên các nền tảng số.
Đặc biệt, nhân dịp SEA Games 31, ngành du lịch đã chủ động quảng bá hình ảnh một Việt Nam an toàn, thân thiện, hấp dẫn tới các đoàn thể thao Đông Nam Á và du khách trên thế giới.
Số liệu thống kê cho thấy khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh trở lại trong tháng 5. Tính chung 5 tháng của năm 2022, khách quốc tế đến nước ta gấp 4,5 lần so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù vẫn còn thấp hơn nhiều so với thời điểm trước dịch COVID-19, nhưng đây là tín hiệu rất tích cực đối với ngành du lịch sau hơn 2 tháng chính thức mở cửa hoàn toàn.
Các thị trường khu vực trên thế giới đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể thị trường khu vực châu Á tăng 3,2 lần; khu vực châu Mỹ tăng 22,9 lần; khu vực châu Âu tăng 10,7 lần. Đặc biệt, tại SEA Games 31 vừa qua, Việt Nam đã thu hút các đoàn vận động viên, quan chức thể thao, khách du lịch trong khu vực Đông Nam Á.
Khách du lịch nội địa trong tháng 5 ước đạt 12 triệu lượt, tăng 243% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó có khoảng 8,2 triệu lượt khách sử dụng dịch vụ lưu trú du lịch.
Trong 5 tháng qua, khách du lịch nội địa đạt khoảng 48,6 triệu lượt. Tổng thu từ khách du lịch 5 tháng đầu năm ước đạt 211 nghìn tỷ đồng.
Trong 5 tháng qua, khách du lịch nội địa đạt khoảng 48,6 triệu lượt. Tổng thu từ khách du lịch 5 tháng đầu năm ước đạt 211 nghìn tỷ đồng.
Du lịch Việt theo đã đón nhận nhiều tín hiệu vui từ sự bùng nổ du khách nội địa và quốc tế. Tuy nhiên, tại Diễn đàn: ““Luồng xanh” cho du lịch cất cánh” – Chuyên đề II: Chuyển đổi số: Động lực phát triển bền vững" do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức, các ý kiến cho rằng, để doanh nghiệp cùng toàn ngành du lịch thực sự "hồi sinh" và "bứt tốc" trong chặng đua mới, ngành du lịch Việt cần tận dụng chuyển đổi số để tự cứu lấy mình sau cơn bão Covid-19.
Để thúc đẩy chuyển đổi số ngành du lịch, ông Nguyễn Đức Thành - Phó tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghệ VietSens đề xuất, cần đẩy mạnh truyền thông về áp dụng các sản phẩm chuyển đổi số. Bởi theo ông Thành, qua một thời gian triển khai và vận hành, những lợi ích trong chuyển đổi số dần hiện hữu không còn là lý thuyết.
Diễn đàn: ““Luồng xanh” cho du lịch cất cánh” – Chuyên đề II: Chuyển đổi số: Động lực phát triển bền vững" do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức.
Ngoài ra, ông Thành cũng kiến nghị, cần tập trung vào đào tạo, tạo việc làm, bởi tương lai của du lịch tập trung vào chuyển đổi số, các công việc du lịch sẽ đòi hỏi các kỹ năng kỹ thuật cụ thể để thực hiện và quản lý hiệu quả các dịch vụ du lịch thông minh. Tác động xã hội lớn nhất của chuyển đổi số trong du lịch có thể là đối với lực lượng lao động của ngành, lực lượng này chiếm 1/10 việc làm trên quy mô toàn cầu.
Ông Bùi Văn Mạnh – Giám đốc Sở du lịch Ninh Bình đưa ra một số giải pháp cụ thể: thứ nhất, nâng cao nhân thức tư duy cán bộ Nhà nước, chủ doanh nghiệp về chuyển đổi số. Thứ hai, cơ sở dữ liệu hoà chung và kết nối với các địa phương. Thứ ba, nâng cao chất lượng hạ tầng và dịch vụ. Thứ tư, cần có hướng dẫn cụ thể ở các địa phương, tránh tình trạng việc mỗi địa phương thực hiện mỗi khác gây khó khăn cho khách du lịch tiếp cận. Thứ năm, đào tạo nhân lực – đây là khâu đột phá để giải quyết vấn đề đang đặt ra.
Nguồn: Diễn đàn Doanh nghiệp
01/07/2023 đến ngày 15/9/2024
VCCI