Hội thảo góp ý dự thảo đề án Bảo vệ môi trường trong xây dựng Nông thôn mới

14:19:02 | 20/7/2021

Chiều 19-7, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp tổ chức hội thảo trực tuyến góp ý vào dự thảo “Đề án Tăng cường bảo vệ môi trường và cung cấp nước sạch trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025”.

Vấn đề môi trường nông thôn vẫn là vấn đề cần chú ý và phải quan trâm triển khai hiệu quả. Theo báo cáo tại hội thảo vấn đề rác thải rắn sinh hoạt với 11 triệu tấn/năm tại khu vực nông thôn, hiện có đến 70% là xử lý bằng chôn lấp; riêng chất thải chăn nuôi có đến 47% hộ không có biện pháp xử lý, 19.000 tấn bao bì chưa được xử lý triệt để.... Vấn đề nước thải chưa được xử lý cụ thể bao gồm cả nước thải sinh hoạt và sản xuất,... Nước sạch đạt tiêu chuẩn 02 mới đạt 51% hộ dân trong số hơn 80% hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh... với khoản 2814 công trình hoạt động ổn định. Đây là những vấn đề đang đặt ra với môi trường nông thôn. Giai đoạn 2015-2020, Nông thôn mới cũng đặt ra các khó khăn, như: Chưa hình thành khả năng tái chế - trao đổi rác thải; chưa hình thành được nền kinh tế xanh, nông nghiệp sạch, cơ chế đầu tư trong môi trường còn hạn chế....

Phát biểu tại hội thảo trực tuyến, ông Hoàng Văn Thức, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết: Luật bảo vệ môi trường (2020) đã có quy định về bảo vệ môi trường nông thôn, có giao trách nhiệm và quyền hạn các cấp. Đề án là sự kế thừa đề án 712 trước đó. Đề án tập trung: (i) Rà soát quy hoạch đồng bộ từ phân loại – thu gom – xử lý; (ii) Tăng cường quản lý xử lý nước thải phát sinh tại khu vực nông thôn, hướng đến phân tán tại nguồn... (iii) Mở rộng nguồn huy động đầu tư phát triển hạ tầng, công nghệ phục vụ bảo vệ môi trường...  (iv) Môi trường làng nghề; (v) Cảnh quan nông thôn; (vi) Mở rộng trách nhiệm nhà sản xuất với bao bì, chế phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp...

Mục tiêu đề án hướng đến xây dựng môi trường sáng –xanh-sạch- đẹp tại khu vực nông thôn với: 90% dân cư hưởng nước sạch đạt chuẩn, 30% phân loại rác tại nguồn, 80%rác thải được thu gom và xử lý với tối thiểu 14 mô hình xử lý rác thải quy mô cấp huyện trở lên; 70% bao gói thuốc BVTV được thu gom và tối thiểu 50% được xử lý, 50% các làng nghề truyền thống có hệ thống thu gom và xử lý chất thải đúng quy định. Đồng thời 100% các xã NTM nâng cao có cảnh quan Sáng -Xanh - Sạch - Đẹp....

Trên cơ sở đó, các điểm cầu tập trung góp ý cho đề án và một số kinh nghiệm đang triển khai tại các tỉnh:

Hà Tĩnh: Vấn đề xã hội hóa cần ưu tiên cao nhất, Hà Tĩnh cho rằng đề án đưa ra khá đầy đủ, có số liệu nhưng nhận định cần cân nhắc thêm về vấn đề xã hội hóa, hay đánh giá đề án thí điểm môi trường của một số địa phương đăng ký nhưng đến nay chưa có dự án, đề án. Sự cần thiết của lập đề án cần rõ hơn và ban hành đề làm gì, cần phải giải quyết được vấn đề bức xúc, vướng mắc của các địa phương và làm như nào đó để cả hệ thống chính trị vào cuộc quan tâm cao hơn về vấn đề môi trường. Cần nghiên cứu kĩ hơn về quan điểm của việc thành lập đề án, quan điểm đối với giải quyết môi trường và nước sạch cần ra sao? Mục tiêu cuối cùng là người dân nâng cao đời sống, bảo vệ môi trường. Đặc biệt vấn đề phân loại xử lý rác thải tại nguồn. Qua đó, nguồn vốn cần mở rộng hơn, giao chỉ tiêu cụ thể hơn, trích hẳn nguồn lực thực hiện.

Phú Yên: Thống nhất với những nội dung triển khai của đề án, trong năm 2020 Phú Yên tập trung xây dựng chương trình xây dựng NTM, bước đầu triển khai khu dân cư vườn mẫu, hộ mẫu, phấn đấu trên 80% số xã đạt chuẩn NTM, 40% số xã nông thôn mới nâng cao 10% số xã đạt NTM kiểu mẫu. Phú Yên gặp một số khó khăn như: nhà máy xử lý rác thải, nguồn vốn không có. Phú Yên đề nghị TW cần có những hướng dẫn cụ thể quy trình triển khai đề án; có cơ chế chính sách riêng cho từng vùng miền, hiện nay chương trình NTM đang trình Quốc hội thông qua, TW sớm phê duyệt chương trình và tập trung triển khai cho giai đoạn 2021 – 2025.

Thái Nguyên: Trong những năm vừa qua, tỉnh Thái Nguyên coi trọng tiêu chí môi trường. Đối với mục tiêu đề ra trong giai đoạn tiếp theo, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu có 95% số xã đạt chuẩn NTM, 40% số xã đạt nâng cao, 10% xã đạt kiểu mẫu, tỉnh đề ra mục tiêu cao hơn so với các tỉnh miền núi Phía Bắc. Một số nội dung như vấn đề môi trường, nước sạch đang được người dân quan tâm. Qua đây, Thái Nguyên nhất trí với những ý kiến của đề án đưa ra, đồng thời tỉnh đánh giá cao vấn đề xử lý môi trường của Hà Tĩnh về xử lý rác tại nguồn.

 Hà Nội: Với môi trường làng nghề, Hà Nội chủ trương quy hoạch lại và tập trung vào các cụm điểm công nghiệp để thuận lợi trong xử lý ô nhiễm môi trường. Một số điểm đã tổ chức XHH để huy động sự tham gia của DN. Tuy nhiên, chưa có chính sách, cơ chế để XHH và hỗ trợ xử lý môi trường đáp ứng nền kinh tế tuần hoàn dẫn đển hiệu quả thấp. Đây là điều mà đề án cần chú ý, giúp các đơn vị tham chiếu và thuận lợi  triển khai. Đối với các xã NTM nâng cao và kiểu mẫu, Hà Nội định hướng đô thị nên vấn đề môi trường được ưu tiên tập trung. Tuy nhiên, Hà Nội tự chủ kinh phí nên cần nghiên cứu giao cho chủ tịch các tỉnh/thành phố tự chủ được quyền quyết định để hiệu quả triển khai được nhanh chóng.

PGS, Tiến sĩ Mai Văn Trịnh, Viện trưởng Viện Môi trường nông nghiệp (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Bộ NN&PTNT) thay mặt nhóm soạn thảo trình bày dự thảo Đề án Tăng cường bảo vệ môi trường và cung cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho biết: Mục tiêu chung xây dựng cảnh quan môi trường Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp, nâng cao hiệu quả và chất lượng thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới (NTM) để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn.

Kết luận hội thảo, Chánh văn phòng Nguyễn Minh Tiến  thay mặt nhóm soạn thảo tiếp thu đầy đủ các ý kiến của các đơn vị, rà soát lại hoàn chỉnh hơn nữa. Những vấn đề các địa phương, đơn vị còn băn khoăn gửi qua gmail để tổng hợp và nâng cấp đề án cao hơn. Cục trưởng khẳng định:  Giá trị của môi trường, giá trị của sinh thái, dù sớm, dù muộn chúng ta cũng cần có những hành xử để bảo vệ môi trường. Có thể nói đề án còn rất nhiều ý kiến chưa rõ nội dung, chúng ta không những coi chất thải rắn, là xử lý mà còn chế tái tạo ra kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh. Trong giai đoạn tới những trụ cột  chúng ta cần quan tâm đó là  (i) phát triển sinh kế cho người dân; (ii) phát triển kinh tế; (ii) môi trường; Tất cả góp phần đưa Nông thôn mới lên tầm cao hơn, giúp xây dựng một nông thôn Sáng - Xanh - Xạch - Đẹp.

Ý kiến của các đại biểu tại hội thảo sẽ được Ban tổ chức và nhóm soạn thảo tiếp thu, chỉnh lý, hoàn chỉnh trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tăng cường bảo vệ môi trường và cung cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 trong thời gian tới.

Minh Ngọc (Vietnam Business Forum)