Trong báo cáo vừa được công bố, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho biết, nền kinh tế toàn cầu đang trên đà phục hồi trong 6 tháng đầu năm 2021 nhờ vào độ bao phủ tiêm chủng vaccine ngừa COVID - 19 của các quốc gia được mở rộng. Một số quốc gia đang có kế hoạch mở cửa trở lại sau khi đã kiểm soát được dịch bệnh trong quý 3. Trong đó, nền kinh tế của Hoa Kỳ và Trung Quốc có mức hồi phục nổi bật nhất kể từ đầu năm 2021. Các nền kinh tế thuộc châu Âu vẫn trong tình trạng suy giảm liên tục trong 6 tháng đầu năm 2021.


Kịch bản tăng trưởng cần phải bảo đảm 5 yếu tố: ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an toàn nợ công, bội chi ngân sách nhà nước ở mức cho phép, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, vai trò quan trọng của ngân sách trung ương.

Chưa giải phóng sức mạnh doanh nghiệp

Tuy nhiên, tình hình kiểm soát dịch bệnh cùng với việc mở rộng chương trình tiêm chủng vaccine đã giúp nhiều quốc gia châu Âu mở cửa và có dấu hiệu hồi phục trở lại. Kinh tế Việt Nam trong quý 2/2021 tăng trưởng 6,61% cao hơn tăng trước của quý I.

Mức tăng trưởng này dựa trên những yếu tố, thứ nhất là Chính phủ kiểm soát tốt dịch bệnh từ giai đoạn cuối quý I giúp duy trì hoạt động kinh tế trong nước. Thứ hai, các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu đang mở cửa trở lại và các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI, tận dụng tốt hiệp định EVFTA để phục hồi quy trình sản xuất và xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU.

Thứ ba, tiến độ giải ngân và thi công các dự án đầu tư công trọng điểm được đẩy nhanh hơn. Thứ tư, làn sóng dịch chuyển đầu tư và thương mại nhằm phân tán rủi ro từ cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung và sự gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thứ năm, môi trường vĩ mô ổn định, lạm phát kiểm soát được ở mức thấp được, tạo môi trường cho việc thực thi các chính sách hỗ trợ tăng trưởng.

Tuy nhiên, tình hình dịch COVID-19 bùng phát trở lại trong giữa và cuối quý II đã tiếp tục làm giám đoạn quá trình sản xuất của các doanh nghiệp tại địa phương đang bùng phát dịch.

Mặt khác, điểm yếu của kinh tế Việt Nam còn đến từ các rủi ro nội tại như mất cân đối tài khóa lớn, tốc độ và mức độ đầu tư phát triển, đặc biệt là hạ tầng, còn chậm. Cùng với đó, sức khỏe hệ thống ngân hàng – tài chính tuy dần được củng cố nhưng còn dễ tổn thương.


Tình hình dịch COVID-19 bùng phát trở lại trong giữa và cuối quý II đã tiếp tục làm giám đoạn quá trình sản xuất của các doanh nghiệp tại địa phương đang bùng phát dịch

Đặc biệt, sự phụ thuộc nặng nề của tăng trưởng vào khu vực FDI, thiếu tự chủ công nghệ và nguyên liệu. Chất lượng lao động thấp và chậm cải thiện, hiệu quả đầu tư công thấp, tiến trình cổ phần hóa DNNN bị ngưng trệ, môi trường và thể chế kinh doanh dù từng bước được cải thiện nhưng về căn bản chưa giải phóng được sức mạnh của doanh nghiệp.

Có kịch bản cho tình huống xấu nhất

Tại phiên thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giải pháp 6 tháng cuối năm 2021, các đại biểu Quốc hội cũng đồng tình cho rằng, cần xây dựng các kịch bản tăng trưởng kinh tế cho 6 tháng cuối năm 2021 phù hợp với tình hình hiện nay, dự báo kịp thời, linh hoạt, thống nhất, phù hợp với từng vùng, miền đối phó với các tình huống khác nhau.

Các Đại biểu đề nghị tiếp tục thực hiện “mục tiêu kép” trong khi điều kiện dịch bệnh ngày càng phức tạp, tác động của dịch bệnh rất lớn, các doanh nghiệp phá sản, ngừng sản xuất nhiều.

Theo đó, kịch bản tăng trưởng cần phải bảo đảm 5 yếu tố: ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an toàn nợ công, bội chi ngân sách nhà nước ở mức cho phép, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, vai trò quan trọng của ngân sách trung ương. Đồng thời nghiên cứu xây dựng chương trình tổng thể phục hồi nền kinh tế sau đại dịch Covid-19.

Một số đại biểu nhấn mạnh Chính phủ kiên định mục tiêu kép nhưng 6 tháng cuối năm cần có giải pháp cụ thể, thiết thực hơn. Trước mắt ưu tiên linh hoạt về phòng, chống dịch và tiến hành giãn cách xã hội, chú trọng đến vấn đề vaccine, trang, thiết bị y tế và thuốc điều trị COVID-19.

Cần đánh giá, dự đoán đúng tình hình, xây dựng các kịch bản phù hợp với tình hình thực tế trong điều kiện dịch bệnh được kiểm soát và trong tình hình dịch bệnh trở nên phức tạp hơn. Đồng thời, dự lường, đưa ra phương án, kịch bản để ứng phó nếu trong trường hợp xấu nhất như dịch bệnh phức tạp, sạt lở, lũ, lụt, thiên tai cùng lúc xảy ra, trong đó chú ý đến vấn đề vệ sinh môi trường, an ninh nguồn nước là ý kiến được nêu ở hơn 1 tổ thảo luận.

Một số Đại biểu Quốc hội còn cho rằng cần đẩy mạnh hỗ trợ tín dụng cho các dự án hiệu quả, tiềm năng; kiểm soát dòng tín dụng chảy vào các lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ cao như: bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp...

VEPR dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2021 được dự báo tăng 4,5% – 5,1%, thấp hơn 1,2 – 1,5 điểm phần trăm so với dự báo trước đó.

Cụ thể, VEPR đưa ra ba kịch bản dự báo, kịch bản cơ sở, dịch bệnh được kiểm soát vào cuối quý 3.2021, việc tiêm chủng được triên khai nhanh chóng và đạt miễn dịch cộng đồng vào quý II/2022, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định. Tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức 4,5 – 5,1%.

Kịch bản thuận lợi, dịch bệnh được kiểm soát ngay trong tháng 8/2021, việc tiêm vaccine được đẩy nhanh và đạt miễn dịch cộng đồng vào quý I/2022, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định. Tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức 5,4 – 6,1%.

Kịch bản bất lợi, dịch bệnh chưa thể được kiểm soát và các hoạt động kinh tế chưa thể trở lại bình thường cho tới quý IV, quá trình tiêm chủng vaccine được triển khai chậm do thiếu nguồn cung; các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi số được thúc đẩy nhưng dịch vụ, thương mại và thu hút vốn FDI phục hồi chậm. Khi đó, kinh tế Việt Nam năm 2021 chỉ có thể tăng trưởng từ 3,5-4,0%.

Nguồn: DDDN