Làn sóng COVID-19 phủ bóng lên nền kinh tế Việt Nam

09:07:41 | 10/9/2021

Trong lúc này, phòng, chống dịch COVID-19 là nhiệm vụ ưu tiên số một, song việc dự kiến các kịch bản, giải pháp để nền kinh tế sẵn sàng đón cơ hội tăng tốc phát triển cũng rất cần thiết.

Nhiều tổ chức quốc tế hạ dự báo tăng trưởng

Theo đó, do đợt dịch lần 4 kéo dài khiến hơn 20 địa phương trên cả nước phải áp dụng chỉ thị 16 gây ra các đứt gẫy về kinh tế, nhiều tổ chức quốc tế đã hạ dự báo tăng trưởng GDP 2021 của Việt Nam về dưới 5%. Đáng nói, khu vực sản xuất chịu thiệt hại nặng nề nhất do chi phi sản xuất tăng cao và đứt gẫy chuỗi cung ứng.


Chỉ số kinh tế Việt Nam suy yếu do diễn biến phức tạp từ đại dịch COVID-19

Từ những nguyên nhân trên, Ngân hàng Standard Chartered đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm nay về mức 4,7%. Và nếu tính từ đầu năm đến nay, đây đã là lần thứ 3 liên tiếp đơn vị này hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam, từ mức 7,8% lần lượt xuống còn 6,7%; 6,5% và hiện là 4,7%. Nguyên nhân là do chỉ số kinh tế suy yếu, dịch bệnh trầm trọng và tiêm chủng vaccine chậm.

Theo bà Michele Wee - Tổng Giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, nếu các ca nhiễm Covid-19 không được kiểm soát trong tháng 9, tốc độ tăng trưởng có thể sẽ tiếp tục suy giảm. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước khả năng sẽ thực hiện một đợt cắt giảm lãi suất mới. Tăng trưởng kinh tế có khả năng phục hồi trong quý IV và hoạt động thương mại toàn cầu được cải thiện sẽ hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế quý III dự kiến chậm lại.


Bà Michele Wee - Tổng Giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam.

Trước những việc hạ chỉ số dự báo tăng trưởng của Ngân hàng Standard Chartered, Ngân hàng Thế giới (World Bank) cũng đã hạ dự báo tăng trưởng GDP 2021 về 4,8%. Con số này thấp hơn 2 điểm phần trăm so với dự báo mà WB đưa ra hồi cuối 2020.

Cần kích thích để phục hồi

Ông Jacques Morriet - Chuyên gia kinh tế trưởng - Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, đặt vấn đề: Nền kinh tế Việt Nam liệu có khả năng phục hồi vào cuối năm 2021 hay không? Điều đó còn tùy thuộc vào kết quả kiểm soát đợt dịch COVID-19 bùng phát hiện nay. Hiệu quả của việc triển khai vaccine và hiệu suất của các biện pháp tài khóa nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ gia đình bị ảnh hưởng, và để kích thích phục hồi. Nếu nhìn trên nền hình sản xuất hiện thông số PMI tháng 8/2021, cho thấy  40,2 điểm là con số thấp nhất 15 tháng gần đây.

Bởi việc giãn cách xã hội kéo dài trên phạm vi rộng khiến khu vực sản xuất trở nên bị tổn thương khá lớn. Cụ thể, Chỉ số Nhà quản trị mua hàng PMI của Việt Nam đã giảm xuống 40,2 điểm trong tháng 8. Đây là mức suy giảm lớn nhất từ tháng 4/2020. Đồng thời, các điều kiện kinh doanh đến nay cũng giảm ba tháng liên tiếp.


Việc giãn cách xã hội kéo dài trên phạm vi rộng khiến khu vực sản xuất trở nên bị tổn thương khá lớn.

Liên quan đến vấn đề chi phí tăng cao do ảnh hưởng từ dịch COVID-19, PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo – Trường Đại học Kinh Tế TP HCM, nhận định: Do phải đáp ứng điều kiện chống dịch đã khiến chi phí tăng lên, tính cạnh tranh giảm đi, chắc chắn chúng ta sẽ khó chen chân vào thị trường thế giới.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, nếu căn cứ theo cảnh báo của Bộ Công Thương, trong trường hợp “nếu những khó khăn này không giảm bớt đi, thì đối tác của chúng ta sẽ bỏ qua nước thứ 3 để đặt hàng hết”.  

Việc thực hiện Chỉ thị 16 kéo dài, mô hình 3 tại chỗ hoặc 1 cung đường  2 điểm đến đang gây khó khăn cho doanh nghiệp, hệ lụy huỗi cung ứng đối diện nguy cơ đổ vỡ. Đây là 1 trong 2 thách thức lớn nhất của mục tiêu kép mà Việt Nam đã đặt ra - PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo nhấn mạnh.

Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, động lực tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào tốc độ triển khai các giải pháp hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp (DN); mở rộng hoạt động thương mại, tận dụng cơ hội từ FTA, chuyển đổi số, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Đây chính là động lực cả trước mắt và dài hạn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Nguồn: DDDN