09:26:38 | 8/7/2010
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn Vinashin chia thành ba phần, một phần giữ lại là Vinashin, một phần nhập về Tập đoàn Dầu khí quốc gia (PVN) và phần còn lại nhập về Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Nạn nhân khủng hoảng kinh tế thế giới?
Tập đoàn Vinashin được thành lập từ năm 1996 với vốn điều lệ chỉ hơn 100 tỷ đồng, công nghệ lạc hậu, thị trường nhỏ bé, nay đã phát triển thành Tập đoàn kinh tế mạnh về cơ khí chế tạo (công nghiệp đóng tàu). Năng lực chế tạo trong lĩnh vực đóng mới tàu biển có nhiều tiến bộ, từ chỗ mới đóng tàu 1.000 DWT qua thời gian ngắn đã đóng được tàu trên 100.000 DWT, tàu chở dầu thô từ 100.000 đến 300.000 tấn, tàu chuyên dùng chở hàng ngàn ô tô, kho nổi chứa xuất dầu; trình độ kỹ thuật công nghệ của các ngành công nghiệp phụ trợ cũng có bước phát triển...
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ đưa ra Quyết định tái cơ cấu Tập đoàn, Vinashin đã có thông báo
Ủy ban kiểm toán trung ương đã kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với ông Phạm Thanh Bình - bí thư Đảng ủy, chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) - trong việc huy động, quản lý, sử dụng tiền vốn nhà nước tại Vinashin. Kết quả kiểm tra cho thấy, ông Phạm Thanh Bình đã thiếu trách nhiệm trong việc huy động, quản lý, sử dụng tiền vốn nhà nước tại Vinashin gây hậu quả nghiêm trọng khiến Vinashin bên bờ vực phá sản.
Trong những năm qua, tập đoàn đã báo cáo không trung thực với Chính phủ tình hình tài chính của doanh nghiệp; thành lập quá nhiều công ty con (gần 200) không đủ năng lực sản xuất kinh doanh; đầu tư dàn trải ra nhiều lĩnh vực ngoài ngành công nghiệp tàu thủy; đầu tư mua nhiều tàu biển cũ, gây thiệt hại lớn cho ngân sách nhà nước; vi phạm nghiêm trọng quy định của Nhà nước về lập, phê duyệt, đấu thầu các dự án; các khoản nợ rất lớn, mất khả năng thanh toán. Bộ máy quản lý vốn nhà nước tại nhiều đơn vị thuộc tập đoàn thiếu năng lực. |
về nguyên nhân của việc tái cơ cấu. Vinashin cho rằng, tình trạng khó khăn hiện nay là do cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Thời gian đó, Vinashin gặp khó khăn về tài chính, không huy động được nguồn vốn vay nước ngoài, cam kết vốn của một số ngân hàng và tổ chức tài chính trong nước bị huỷ... dẫn đến không đảm bảo bố trí đủ nguồn vốn cho các dự án đầu tư đang thực hiện. Mặt khác, nhiều chủ tàu đã đề nghị huỷ hợp đồng, giãn tiến độ đóng tàu cũng như giãn thời gian thanh toán… cũng gây khó khăn nhiều cho hoạt động của công ty.
Trong thông báo, Vinashin cũng đã thừa nhận một số nguyên nhân chủ quan như: đầu tư dàn trải, quản lý dự án, công nợ, dòng tiền... còn hạn chế, hệ thống quản lý có nhiều khâu chưa theo kịp và thích ứng nhanh với tình hình biến động khủng hoảng nên họat động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của Tập đoàn rơi vào tình trạng rất khó khăn.
Vực dậy Vinashin?
Ngày 21/6/2010, Bộ GTVT và Văn phòng Chính phủ đã có buổi làm việc với Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam để triển khai Quyết định tái cơ cấu lại Tập đoàn Vinashin của Thủ tướng. Bộ yêu cầu Tập đoàn phải duy trì hoạt động bình thường của các cơ sở mà Tập đoàn đang quản lý và chuyển giao ngay các cơ sở theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan, Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu tài chính của Tập đoàn, gắn với kế hoạch sản xuất kinh doanh - tài chính tổng thể của Tập đoàn; duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm cho người lao động...
Mới đây Chính phủ đã cho lùi thời hạn thanh tra Vinashin sau tháng 6 (chưa xác định thời điểm thanh tra tiếp theo) nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là các hợp đồng đóng tàu với các đối tác nước ngoài không bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, Vinashin cũng phải chuyển nhượng phần vốn góp, giảm vốn hoặc giải thể các công ty thành viên mà ngành nghề không gắn với ngành nghề sản xuất kinh doanh chính, các công ty hoạt động không hiệu quả và không cần thiết trong chiến lược phát triển của tập đoàn.
PVN và Vinalines phải nhận nguyên trạng từ tài sản, đất đai đến công nợ, bộ máy... của các doanh nghiệp đã tái cơ cấu từ Vinashin. Chính phủ cũng yêu cầu PVN và Vinalines phải hoàn trả cho Vinashin những khoản đầu tư mà công ty mẹ - tập đoàn và Công ty tài chính Vinashin đã đầu tư vào doanh nghiệp cùng nghĩa vụ nợ mà các công ty này hiện đang có với tập đoàn và công ty tài chính Vinashin.
Đại diện phía PVN và Vinalines đều cho biết họ dự kiến sẽ chuyển đổi công năng sản xuất kinh doanh nhiều dự án ở các công ty này để theo kịp xu thế thị trường và có thể hòa vào guồng máy mới, tránh để lại hậu quả như Vinashin.
Trên cơ sở phương án tái cơ cấu kinh doanh và tài chính đã được Chính phủ thông qua, Vinashin sẽ được Bộ Tài chính cấp bổ sung vốn điều lệ của tập đoàn từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp trung ương đồng thời thực hiện việc điều chỉnh vốn điều lệ phù hợp với tình hình tái cơ cấu. Tại thời điểm 1-7, Vinashin nhận quyết định chuyển sang mô hình công ty TNHH một thành viên như nhiều tập đoàn khác, với vốn điều lệ là 14.655 tỉ đồng.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cũng nhận được yêu cầu khẩn trương giải ngân nguồn vốn vay hỗ trợ khắc phục khủng hoảng từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) có tổng trị giá 500 triệu đô la/năm cho Vinashin để hoàn thiện các dự án đóng tàu dở dang mà chủ tàu đã hủy, bất kể chưa có chủ tàu mới. Như vậy, Chính phủ cùng các Bộ ngành, các doanh nghiệp đã rất “ưu ái” cho Vinashin để Tập đoàn có thể vượt qua thời điểm khó khăn này.
Hương Ly
01/07/2023 đến ngày 15/9/2024
VCCI