10:04:16 | 1/7/2010
“Nếu đầu tư bài bản, có chiến lược cụ thể, thị trường bất động sản vẫn còn nhiều tiềm năng. Khi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường, do tính cạnh tranh, chất lượng xây dựng sẽ được nâng cao. Có chiến lược tiếp thị chuyên nghiệp, chú trọng chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, dự án sẽ thành công…”
Đó là nhận định của ông Phùng Danh Thắm – Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn với Tạp chí Vietnam Business Forum.
Trong những năm gần đây, ThaiSon Group được biết đến là một trong những doanh nghiệp phát triển khá nhanh trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản. Nhân dịp này, ông có thể khái quát đôi nét về những thành công nổi bật, cũng như những dấu ấn quan trọng trong quá trình phát triển của Tổng công ty?
Tổng công ty Thái Sơn là doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng, tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con với trên 20 đơn vị thành viên, công ty cổ phần, liên doanh, liên kết, hoạt động đa ngành nghề, trên nhiều lĩnh vực, trong đó xây dựng cơ bản và đầu tư kinh doanh bất động sản là những lĩnh vực thế mạnh và luôn được xác định là hoạt động chính, chủ lực của Tổng công ty.
Trong lĩnh vực xây dựng, Tổng công ty Thái Sơn đã được biết đến là một doanh nghiệp hoạt động có uy tín trong ngành xây dựng Việt
Tổng công ty đã được nhà nước và Bộ Quốc phòng tin tưởng giao cho thực hiện nhiều công trình trọng điểm của quốc gia. Bên cạnh đó, với tiềm lực vững mạnh, đội ngũ cán bộ, kỹ sư và công nhân có trình độ và tay nghề cao, phương tiện máy móc hiện đại, tiên tiến, Tổng công ty càng thêm chủ động trong công việc tiếp thị, đấu thầu và tham gia thi công các công trình đòi hỏi cao về chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật đạt tiêu chuẩn quốc tế như các dự án trung tâm thương mại, khách sạn, cao ốc văn phòng, khu du lịch nghĩ dưỡng, khu đô thị, KCN…
Nắm bắt xu thế phát triển của thị trường và với thế mạnh trong lĩnh vực xây dựng, xuất nhập khẩu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, sản xuất vật liệu xây dựng, vài năm gần đây, Tổng công ty đã ưu tiên và đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản, coi đây là lĩnh vực đầy tiềm năng và mang lại nhiều lợi ích. Những dự án mà Thái Sơn thực hiện đang hoạt động rất thành công, có thể nói như: KCN LOTECO (tỉnh Đồng Nai), tòa nhà văn phòng S’CETPA (quận Tân Bình – TP.Hồ Chí Minh)…
Hiện nay, Thái Sơn đang triển khai nhiều dự án như các khu phức hợp văn phòng, trung tâm thương mại, căn hộ cao cấp, KCN, khu nghỉ mát, khu du lịch… tại TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội và nhiều địa phương khác trong cả nước, trong đó có KCN Tân Phước tại tỉnh Tiền Giang. Ngoài ra, Tổng Công ty Thái Sơn còn tham gia đầu tư các dự án tại Liên bang Nga, Ucraina, các nước thuộc khối SNG, Campuchia…
Nằm trong khuôn khổ hợp tác phát triển giữa TP.Hồ Chí Minh và tỉnh Tiền Giang, Tổng Công ty Thái Sơn đã đầu tư xây dựng dự án KCN Tân Phước có quy mô rất lớn tại Tiền Giang. Ông có thể giới thiệu rõ hơn về dự án này cũng như những tính năng và tiện ích của dự án đưa lại?
Dự án KCN Tân Phước nằm tại địa điểm xã Tân Lập 1, Tân Lập 2, huyện Tân Phước, cách TP.Hồ Chí Minh 50 km trên trục đường Quốc lộ 1A, 45 phút di chuyên trên đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Trung Lương. Dự án có diện tích 470 ha bao gồm cụm công nghiệp và khu liên hợp dân cư, dịch vụ, được xây dựng đạt chuẩn quốc tế, kiến trúc hiện đại với điểm nhấn là hệ thống hồ sinh thái tạo thành không gian rất phù hợp với cảnh quan chung của ĐBSCL. KCN – dịch vụ gồm các lĩnh vực chủ yếu như: Công nghiệp nhẹ; sản xuất đồ chơi trẻ em, đồ gia dụng; khu sản xuất hàng điện tử, khu sản xuất chế biến nông – thủy hải sản; thiết bị y tế, dược phẩm; dệt sợi, may mặc; kho bãi, khu ngoại quan; khu vực đầu tư một số ngành công nghiệp nặng…
Trong tương lai dự án sẽ mở ra những triển vọng rất lớn, như “cú híc” thúc đẩy sự phát triển chung của tỉnh, ngoài thế mạnh về sản xuất nông nghiệp truyền thống, còn đang mở ra tiềm năng phát triển công nghiệp, giúp nâng cao hơn nữa đời sống của người dân.
Thời gian qua, tình hình suy thoái kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp. Điều này có tác động gì tới các dự án của Tổng công ty không và Tổng công ty đã khắc phục vấn đề này như thế nào, thưa ông!
Suy thoái kinh tế gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Thế nhưng trong khó khăn vẫn tìm thấy cơ hội để phát triển mới là bản lĩnh của người làm kinh tế. Có một điều đặc biệt rằng, trong 02 năm 2008 – 2009, khi nhiều doanh nghiệp phải xoay xở để “chống đỡ” những tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, thì Thái Sơn lại đang chuyển mình chuẩn bị cho bước phát triển mới, đón nhận vận hội mới, đi lên hoạt động theo mô hình “Tổng công ty”. Làm được như thế, phải nói rằng toàn thể tập thể lãnh đạo, CB-NV của Tổng công ty đã nỗ lực rất nhiều.
Biết nhận định thật logic cục diện kinh tế chung, phân tích tình hình thực tế của toàn Tổng công ty - những lợi thế và những bất cập cần khắc phục, từ đó hoạch định sách lược phát triển phù hợp với từng gia đoạn. Ban lãnh đạo Tổng công ty thấy rằng cần phải rà soát và đánh giá lại các phương án đầu tư, kinh doanh mà Tổng công ty đang triển khai. Mạnh dạn chuyển hướng hoặc xây dựng lại phương án đối với các dự án không còn phù hợp và không hiệu quả. Vừa khắc phục các tác động từ suy thoái, vừa củng cố xây dựng. Trong thời kỳ suy thoái, tình trạng thiếu vốn đầu tư kinh doanh là vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp, chỉ một chút thiển cận, hám lợi trước mắt có thể làm ảnh hưởng hoặc phá sản hoàn toàn kế hoạch phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Kế hoạch phát triển càng cụ thể bao nhiêu, càng có khả năng đo lường được kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện bấy nhiêu. Đảng ủy và Ban Tổng Giám đốc Tổng công ty Thái Sơn chủ động đưa ra mục tiêu cụ thể bằng con số tăng trưởng cụ thể cần đạt được. Đó cũng là cam kết, thách thức và động lực.
Bên cạnh việc duy trì, củng cố các ngành hàng truyền thống, Tổng công ty Thái Sơn còn chú trọng mở rộng mối quan hệ hợp tác đầu tư, sản xuất kinh doanh với nhiều đối tác trong và ngoài nước, đa dạng hóa và mở rộng thêm các lĩnh vực hoạt động mới như: kinh doanh xăng dầu; khai thác mỏ, khoáng sản, đầu tư xây dựng hạ tầng KCN, kho bãi và sắp tới là sản xuất xi măng, trong đó, hoạt động xây dựng, bất động sản sẽ là lĩnh vực được thúc đẩy phát triển mạnh.
Đứng vững và vượt qua suy thoái chính là kết quả từ những trải nghiệm mà Tổng công ty Thái Sơn đã đúc kết được trong gần 20 năm thăng trầm trên thương trường. Ban lãnh đạo Tổng công ty luôn nhận thức rõ yếu tố quyết định mọi thành công của doanh nghiệp chính là yếu tố con người. Phải xem trọng công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, năng động, có chuyên môn cao, có tinh thần lao động công hiến. Chuyển sang giai đoạn mới, nếu muốn mô hình và phương thức hoạt động có hiệu quả, Tổng công ty phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là loại tài sản vô hình, vô giá, nó trở thành một trong những công cụ giúp gia tăng giá trị thương hiệu. Điều mà Tổng công ty Thái Sơn làm được là biết kết hợp hài hòa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của từng cá nhân; xây dựng môi trường làm việc thoải mái, đoàn kết, ứng xử công tâm, luôn đồng hành và khích lệ nhân viên sáng tạo và vươn lên…
Ngoài ra, xây dựng văn hóa doanh nghiệp còn là xây dựng trách nhiệm của doanh nghiệp, của người lao động đối với cộng đồng, đối với xã hội. Thái Sơn – một doanh nghiệp quân đội càng phải quán triệt rõ việc này. Nhiều năm qua, Bộ Quốc phòng luôn đánh giá cao công tác dân vận; chính sách hậu phương quân đội; phong trào đền ơn đáp nghĩa; hoạt động từ thiện… của Tổng công ty. Điều này được xem như một phần nỗ lực của toàn thể cán bộ, nhân viên Tổng công ty Thái Sơn đóng góp cho xã hội.
Về dài hạn, khi thị trường bất động sản Việt Nam thật sự tan băng và sôi động trở lại trong tương lai gần, Thái Sơn Group đã chuẩn bị như thế nào cho vai trò “Nhà phát triển dự án” của mình, thưa ông!
Chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Thái Sơn là chiến lược dài hạn, chủ động chuẩn bị thật tốt cho giai đoạn “sau suy thoái” nhằm đầu tư phát triển bền vững. Tư duy kinh tế này không ngoại lệ đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản. Thái Sơn đã và đang triển khai nhiều dự án trải dài từ Bắc ra Nam, đặc biệt chú trọng các dự án chung cư, căn hộ cao cấp; chung cư, căn hộ có giá trung bình; đầu tư xây dựng các KCN, như KCN Tân Phước – Tiền Giang chẳng hạn.
Kinh tế Việt
Tổng công ty Thái Sơn đã chuẩn bị thật kỹ chiến lược đón đầu và phát triển sau suy thoái. Sắp tới đây, Thái Sơn sẽ có nhiều sản phảm bất động sản xuất hiện trên thị trường. Và Thái Sơn rất tự tin với thương hiệu của mình.
Là doanh nghiệp đầu tư nhiều dự án trên cả nước. Với riêng Tiền Giang ông cảm nhận gì về môi trường đầu tư tại đây?
Tiền Giang là nơi có nhiều tiềm năng, cơ hội để phát triển và sẽ là đểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế trong thời gian tới. Như đã nói ở trên, Tiền Giang có vị trí thuận lợi, là cầu nối liên kết giữa vùng kinh tế trọng điểm Đông
Mặc dù cơ sở hạ tầng còn thiếu đồng bộ, song hiện nay tỉnh đang tập trung tối đa cho việc đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng như nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới nhiều tuyến giao thông đường bộ, nạo vét và cải tạo các tuyến đường thủy, nâng cấp và xây dựng các cảng sông, cảng biển nhằm kết nối liên hoàn giữa các vùng kinh tế tỉnh với các tỉnh bạn. Cùng với đó, một yếu tố hết sức quan trọng là sự quyết tâm của chính quyền địa phương trong việc tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư như đơn giản hóa các thủ tục đầu, đăng ký kinh doanh, ban hành nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ và ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh, được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao.
Xin cảm ơn ông!
Hòa Bình – Thanh Tùng
03 - 08/3/2025
18-19/02/2025
Vishakhapatnam, Andhra Pradesh, Ấn Độ