“Chính sách hướng Nam mới” được thúc đẩy mạnh mẽ

13:37:41 | 24/10/2019

Tại lễ nhậm chức vào ngày 20/5/2016, nhà lãnh đạo Thái Anh Văn đã cam kết thúc đẩy một “Chính sách hướng Nam mới” nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ kinh tế và văn hóa giữa Đài Loan (Trung Quốc) với 18 nước gồm 10 nước thành viên ASEAN, 6 nước Nam Á, Australia và New Zealand. Sau 3 năm triển khai, “Chính sách hướng Nam mới” đã đạt được những kết quả tích cực thúc, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa Đài Loan với các quốc gia đối tác, trong đó có Việt Nam.

Tiếp sau cam kết của nhà lãnh đạo Thái Anh Văn, ngày 16/8/2016, “Cương lĩnh chính sách đầu tư hướng Nam” được thông qua được thông qua với mong muốn chính sách này sẽ là một mô hình mới để thúc đẩy Đài Loan và 18 đối tác cùng nhau xây dựng mối quan hệ hợp tác gắn bó, thúc đẩy sự phát triển và phồn vinh của khu vực. Đông Nam Á được xác định là trung tâm của chính sách này.

Đây không phải là lần đầu tiên Đài Loan ưu tiên Đông Nam Á trong chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của mình. “Chính sách hướng Nam mới” được xây dựng dựa trên những nỗ lực trước đó, do nhà lãnh đạo tiền nhiệm Lý Đăng Huy đề ra. Nhà lãnh đạo Lý Đăng Huy đã chính thức ra mắt chính sách “Hướng Nam” (Go South) năm 1994, nhằm nâng cao vị thế của Đài Bắc với việc thúc đẩy quan hệ đầu tư thương mại với các nước ASEAN.

“Chính sách hướng Nam mới” được chia thành bốn thành phần chính: một là hợp tác kinh tế và thương mại; hai là tương tác và trao đổi giữa các chuyên gia và nhà giáo dục; ba là chia sẻ nguồn lực và bốn là kết nối các vùng địa phương với nhau. Phạm vi đầu tư của các doanh nghiệp Đài Loan, không chỉ tập trung vào các quốc gia ASEAN như Việt Nam, Singapore, Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Brunei và Lào, mà còn mở rộng tới 6 nước ở Nam Á bao gồm Ấn Độ, SriLanka, Bangladesh, Bhutan, Nepal và Pakistan, cùng với Australia và New Zealand.

Tất cả các quốc gia mà “Chính sách hướng Nam mới” hướng đến hầu hết đều thuộc các nền kinh tế đang phát triển và đang nổi lên. “Chính sách hướng Nam mới” là một phần mắt xích quan trọng trong chính sách kinh tế đối ngoại của Đài Loan, nhằm tạo ra một “Cộng đồng kinh tế” bằng cách thúc đẩy mối liên kết giữa Đài Loan với 18 quốc gia đối tác.

Chia sẻ với báo giới, ông Nick K.Ni – người đứng đầu bộ phận Ngoại thương, cơ quan Kinh tế Đài Loan cho biết, sau 3 năm triển khai, “Chính sách hướng Nam mới” đã “đạt được những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực”. Năm 2017, tổng giá trị thương mại giữa Đài Loan và các đối tác là 110,9 tỷ USD, tương đương tăng 14,8% so với năm trước. Năm 2018, thương mại giữa Đài Loan với các nước trong “Chính sách hướng Nam mới” đạt 117,1 tỷ USD, tăng 5,7%. Cũng trong giai đoạn này, đầu tư của Đài Loan vào các nước trong “Chính sách hướng Nam mới” đạt tổng là 2,42 tỷ USD trong khi đầu tư từ các nước này vào Đài Loan đạt 391 triệu USD, tăng 43,3% so với năm trước”

Quan hệ hợp tác Việt Nam - Đài Loan ngày càng phát triển

Trong số các quốc gia đối tác của “Chính sách hướng Nam mới”, Việt Nam là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp Đài Loan khi đầu tư tại khu vực Đông Nam Á bởi được đánh giá là quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế ổn định, sở hữu thị trường rộng lớn và nhu cầu tiêu dùng đa dạng. Tính từ năm 1988 đến tháng 6 năm 2019, Đài Loan đã có 2.645 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư 31,9 tỷ USD, trở thành nhà đầu tư nước ngoài đứng thứ 4 trong số 132 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, chỉ sau Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore. Đài Loan cũng là đối tác thương mại đứng thứ 6 của Việt Nam, thương mại hai chiều năm nay dự kiến khoảng 16,5 tỷ USD.

Trong hơn 10 năm đó, Đài Loan đặt mục tiêu tiếp cận sâu hơn vào thị trường tiêu dùng Việt Nam với điểm nhấn là các sản phẩm công nghệ hiện đại hướng tới cuộc sống thông minh thông qua chiến dịch Taiwan Excellence liên tục mang đến những sản phẩm chất lượng đạt giải thưởng danh giá tại các sự kiện văn hóa & công nghệ lớn tầm cỡ như ICT Comm, HCMC Marathon hay Taiwan Excellence Pop-up Store, các hoạt động như Hội chợ Taiwan Expo được tổ chức hàng năm tại Việt Nam…

Không chỉ hợp tác hiệu quả về thương mại, Đài Loan từ lâu đã là một điểm đến hấp dẫn với người Việt về cả du lịch và thị trường lao động rộng mở. Sự tương đồng trên nhiều khía cạnh, tạo điều kiện cho người dân dễ dàng hòa nhập và thích nghi. Hiệp hội Phát triển Ngoại thương Đài Loan (TAITRA) đã xây dựng những chính sách thúc đẩy sự giao thoa về văn hóa để người Việt Nam được tiếp xúc và trở nên thân thuộc hơn với văn hóa Đài Loan.

Gian hàng của công ty TNHH Trường Hoàng (Lâm Đồng) tại Triển lãm HALAL Đài Loan lần thứ 7.

Công ty TNHH Trường Hoàng (Lâm Đồng) l à  công ty khẩu trực tiếp cây giống chanh dây từ những công ty uy tín hàng đầu tại Đài Loan. Hiện công ty có 1.000 hecta chanh dây khắp 5 tỉnh Tây Nguyên, qui trình sản xuất khép kín từ  trồng, chăm sóc, quản lý vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn Global GAP. Công ty có nhà máy chế biến chanh dây chuẩn Châu Âu đầu tiên tại Lâm Đồng, công suất 150 tấn/ngày đêm, đạt các chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế: BRC, HACCP, HALAL, ISO, KOSHER. Thị trường xuất khẩu chính: Hà Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Úc...

Nguyễn Thanh