Ngày 22/05/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp đã ra Quyết định số: 723 /QĐ-UBND-HC về việc công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019.
Đồng Tháp phấn đấu đến cuối năm 2020, trên địa bàn tỉnh có them 1 huyện và 20 xã đạt chuẩn NTM. Trong đó, có 8 xã điểm NTM, hoàn thành kế hoạch 37/37 xã điểm giai đoạn 2016 - 2020 đạt chuẩn NTM, 12 xã diện theo đề xuất của các địa phương.
Cao Lãnh là huyện có dân số đông so với các huyện, thị, thành trong tỉnh Đồng Tháp, nằm ven phía Bắc sông Tiền, là cửa ngõ quan trọng tiếp giáp với trung tâm Tỉnh lỵ (TP. Cao Lãnh) và qua Quốc lộ 30 đi TP. Hồ Chí Minh.
Nhờ quyết tâm và định hướng đúng đắn, năm 2015 kinh tế - xã hội của huyện Tháp Mười đã có những bước phát triển mới, chương trình xây dựng nông thôn mới và thu hút đầu tư vào địa phương có nhiều đột phá.
Sở hữu tiềm năng lợi thế dồi dào cho phát triển kinh tế, huyện Lấp Vò đã vạch rõ hướng đi chiến lược, chủ động phát huy tốt nội lực, tập trung khai thác hiệu quả mọi tiềm năng thế mạnh sẵn có, tạo tiền đề mời gọi và thu hút đầu tư. Lấp Vò mở rộng cánh cửa sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư trong cũng như ngoài nước đến cùng chung tay phát triển kinh tế huyện.
Huyện Hồng Ngự được tái thành lập năm 2008 trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập thị xã Hồng Ngự, là huyện đầu nguồn của tỉnh Đồng Tháp.
Vượt qua khó khăn của một huyện biên giới với xuất phát điểm thấp, những năm gần đây Tân Hồng đã tự tin vươn lên trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội cũng như thu hút đầu tư của tỉnh Đồng Tháp. Với quyết tâm vào cuộc của lãnh đạo huyện, sự chủ động đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cũng đã phần nào cho thấy Tân Hồng đang trong tâm thế sẵn sàng với những bước chuẩn bị tốt nhất, chu đáo nhất, rộng cửa chào đón các nhà đầu tư.
Gần 15 năm tâm huyết với sự nghiệp giáo dục trên địa bàn, bao thế hệ Trường Cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp (CĐCĐ Đồng Tháp) đã không ngừng nỗ lực đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần cung ứng nguồn nhân lực có năng lực và trình độ chuyên môn cao, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, cũng như các tỉnh thành lân cận.
Tăng trưởng kinh tế Đồng Tháp những năm qua phụ thuộc phần lớn vào ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến thủy sản. Chính vì vậy trong chiến lược phát triển KT – XH của tỉnh, phát triển giao thông vận tải (GTVT) được xác định là “khâu quan trọng nhất của kết cấu hạ tầng” và ngành GTVT được giao trọng trách “đi trước để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế”.
Trên cơ sở xác định rõ công tác xúc tiến đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp là việc làm thường xuyên, liên tục; trong năm 2011 vừa qua Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Đồng Tháp đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp; đồng thời thường xuyên tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, góp phần đáng kể vào việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh quê hương Đồng Tháp giàu tiềm năng đang mạnh mẽ vươn lên từng ngày đến các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Những trao đổi với ông Huỳnh Thế Phiên - Giám đốc trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư Đồng Tháp cũng phần nào giúp chúng ta có cái nhìn cận cảnh hơn về thành công này. Quốc Hưng thực hiện.
Đồng Tháp là một địa phương đang có tốc độ tăng trưởng khá cao, mặt khác, là tỉnh vùng sâu nên điều kiện cung cấp điện trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn thách thức. Tuy vậy, thời gian qua Công ty Điện lực Đồng Tháp đã có nhiều nỗ lực nhằm đáp ứng yêu cầu điện năng phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn và nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của người dân.
Phong trào xây dựng mô hình kinh tế tập thể (KTTT) ở tỉnh Đồng Tháp thời gian qua khá phát triển, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình liên kết, tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX) hoạt động hiệu quả, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Nhằm thúc đẩy KTTT ở tỉnh phát triển mạnh và đúng hướng, UBND tỉnh đã thông qua Đề án phát triển KTTT tỉnh giai đoạn 2011 - 2015.
10/12/2024
Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh
01/07/2023 đến ngày 15/9/2024
VCCI