Xác định tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp là nền tảng then chốt, Hà Nội chú trọng đẩy mạnh tái cơ cấu ngành theo từng lĩnh vực cụ thể, hướng tới phát triển nông nghiệp xanh, thông minh, bền vững.
Sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín) là làng nghề nổi tiếng của Hà Nội, có nhiều sản phẩm trang trí, đồ lưu niệm hấp dẫn. Những năm qua, nhiều doanh nghiệp, hộ sản xuất ở làng nghề đã đăng ký tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và được xếp hạng 3 sao, 4 sao.
Chương trình OCOP thành phố Hà Nội đã góp phần quan trọng khơi dậy tiềm năng, thế mạnh về đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, tạo sức bật cho các địa phương trong phát triển kinh tế nông thôn. Mỗi sản phẩm OCOP đã mang trên mình một vai trò “đại sứ” của từng vùng, miền.
Thành phố Hà Nội đặt mục tiêu phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng vùng nguyên liệu nông sản, dược liệu đặc trưng được cấp mã số vùng trồng, theo hướng sản xuất hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, tiết kiệm tài nguyên, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, đảm bảo an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, duy trì cảnh quan nông thôn và bảo vệ môi trường.
Nếp cái hoa vàng là giống lúa đặc sản, chất lượng gạo rất ngon nhưng đòi hỏi thổ nhưỡng và thời vụ canh tác phù hợp cây mới sinh trưởng và phát triển tốt. Do chất đất phù hợp và nông dân có nhiều kinh nghiệm, lại được tập huấn trồng lúa theo quy trình thâm canh lúa cải tiến SRI nên nhiều năm qua, xã Thụy Lâm phát triển tốt vùng trồng nếp cái hoa vàng.
Những năm qua, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Thanh Oai chủ động, tích cực tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo động lực cho các HTX phát triển. Nhiều sản phẩm của các hợp tác xã đạt 3 sao, 4 sao OCOP, được quảng bá, kết nối thúc đẩy tiêu thụ.
Dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Đảng bộ huyện, sự chung tay nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng sức, đồng lòng của các tầng lớp nhân dân, mục tiêu phấn đấu huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. Vì vậy, cả hệ thống chính trị của huyện đang đẩy nhanh tiến độ, tăng tốc hoàn thiện các tiêu chí chưa đạt và nâng cao hơn các tiêu chí đã đạt.
Sau khi về đích nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các địa phương huyện Quốc Oai tiếp tục thi đua xây dựng xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Với sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ tích cực của các tầng lớp Nhân dân, các xã đã huy động được nguồn lực rất lớn phục vụ xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn.
Theo Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược xuất, nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu có từ 6-10 nhóm hàng thủ công mỹ nghệ được xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường nước ngoài.
Việc Việt Nam tham gia vào mạng lưới FTA thế hệ mới đã tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trường xuất khẩu, các sản phẩm làng nghề, trong đó có thủ công mỹ nghệ, có cơ hội tham gia vào các thị trường tiềm năng. Tuy nhiên, thách thức đặt ra cũng không ít đòi hỏi các doanh nghiệp làng nghề phải đẩy mạnh liên kết, thay đổi quy mô sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của mỗi sản phẩm hàng hóa.
"The La, lĩnh Bưởi, chồi Phùng, lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ Bôn" câu ca dao ca ngợi những làng nghề dệt may truyền thống của Hà Nội , trong đó, Vạn Phúc là làng nghề nổi tiếng nhất bậc nhất Việt Nam về nghề làm lụa, được coi là biểu tượng văn hóa và niềm tự hào của vùng đất quê lụa Hà Đông.
Thủ đô Hà Nội - “cái nôi” của hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Các làng nghề đã, đang góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế nông thôn, tạo tiền đề thực hiện thành công chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố.