Với thông điệp “Lai Châu điểm đến an toàn - thân thiện - hấp dẫn”, tỉnh Lai Châu dự kiến triển khai chuỗi sự kiện kết hợp với hoạt động truyền thông, quảng bá, xúc tiến về tiềm năng, thế mạnh du lịch địa phương gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”.
Nhằm khai thác hiệu quả thế mạnh của địa phương, Than Uyên đang nỗ lực phát triển các ngành kinh tế trọng điểm. Lĩnh vực nông nghiệp sẽ vẫn được xác định là trọng tâm, cùng với đó, các ngành công nghiệp, du lịch cũng có bước phát triển vượt bậc.
Nằm trên trục phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm phía Nam của tỉnh Lai Châu, Tân Uyên có lợi thế cho phát triển nông nghiệp hàng hóa như: có các tuyến đường huyết mạch kết nối, quỹ đất nông nghiệp rộng lớn, nhân lực dồi dào...
Lai Châu là tỉnh miền núi, biên giới có hạ tầng kinh tế - xã hội nhiều khó khăn, quy mô nền kinh tế nhỏ bé, các doanh nghiệp chủ yếu là siêu nhỏ và nhỏ lại chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Than Uyên luôn đoàn kết, thống nhất phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Tam Đường là huyện miền núi “cửa ngõ” nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Lai Châu có các tuyến quốc lộ 4D, 32 đi qua với nhiều tiềm năng phong phú và đa dạng. Đặc biệt là tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch khi Tam Đường sở hữu số lượng lớn danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử với nhiều nét văn hoá đặc sắc của đồng bào dân tộc vẫn còn được bảo tồn lưu giữ.
Mường Tè nằm ở phía Tây của tỉnh Lai Châu, trên biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, là một trong những huyện khó khăn nhất của cả nước. Trong những năm qua, được sự hỗ trợ của các cấp ngành Trung ương đến địa phương cùng sự nỗ lực của cán bộ, nhân dân trong toàn huyện, Mường Tè đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội và các mặt đời sống cơ bản được thực hiện hiệu quả.
Năm 2014, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế sản xuất, nhưng với sự hỗ trợ của các cấp ngành tỉnh, sự nỗ lực khắc phục khó khăn của cán bộ và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện, kết quả kinh tế - xã hội của huyện Tam Đường đã có nhiều chuyển biến rõ rệt.
Từ một huyện có 11 xã thì đến 9 xã thuộc diện khó khăn và đặc biệt khó khăn, cơ sở vật chất tạm bợ; hệ thống giao thông thủy lợi kém phát triển; đội ngũ cán bộ công chức thiếu và yếu... sau gần 3 năm thành lập đến nay Nậm Nhùn đang từng ngày thay da đổi thịt, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên, các chỉ tiêu kinh tế xã hội đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Huyện Than Uyên nằm ở phía Nam tỉnh Lai Châu, tiếp giáp với huyện Tân Uyên và một phần của các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La. Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 792,52 km2, với 12 đơn vị hành chính trực thuộc và 10 dân tộc anh em cùng sinh sống, chủ yếu là đồng bào Thái, Kinh, Mông, Dao...
Mặc dù hoạt động trên địa bàn miền núi, còn nhiều khó khăn về mọi mặt, nhưng với sự nỗ lực hết mình, ngành Xây dựng Lai Châu đã vượt qua thách thức và đạt được những kết quả nhất định, đóng góp vào sự chuyển biến tích cực của tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh.
Chính thức đi vào hoạt động tháng 3/2008, Trường Cao đẳng cộng đồng Lai Châu là trường cao đẳng đầu tiên và duy nhất trên địa bàn tỉnh, có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho Lai Châu và các địa phương lân cận. Trong 7 năm qua, Trường đã đạt được những thành tựu về phát triển quy mô ngành nghề đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc, được chính quyền các cấp và nhân dân đồng tình ủng hộ.
6/4/2023
Hội trường số 1 tầng 7, VCCI Số 9 Đào Duy Anh, Q. Đống Đa, Hà Nội
06-08/4/2023
Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ