15:48:28 | 5/5/2010
Thái Bình nằm ở phía
Đặc sắc chùa Keo
"Cho dù cha mắng mẹ treo
Em không bỏ hội chùa Keo hôm rằm!"
Chùa Keo nằm ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư. Chùa có tên chữ là "Thần Quang Tự", thờ thiền sư Không Lộ thời Lý. Từ trung tâm thành phố Thái Bình, du khách đi khoảng 15 km về phía nam, còn từ Hà Nội theo QL 1 đến thành phố Nam Định, xuôi tiếp QL 10 qua cầu Tân Đệ rẽ phải đi dọc đê sông Hồng chừng 10 km là tới chùa Keo.
Chùa Keo là một di tích lịch sử, tôn giáo, kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng có giá trị đặc biệt, được bảo tồn tương đối nguyên vẹn cả về cảnh Âm lịch với rất nhiều trò chơi dân gian như thi bắt vịt, thi nấu cơm, bơi chải và các điệu múa, điệu hát cổ như múa ếch vồ, múa chải cạn,… thu hút đông đảo khách thập phương đến dự.
Khu di tích nhà Trần
Trong số 14 vị vua triều Trần có tới một nửa các vua và hoàng hậu đầu triều khi tạ thế được đưa về an táng và xây lăng miếu thờ phụng tại huyện Hưng Hà, cách thành phố Thái Bình khoảng 40 km về phía tây bắc. Các di tích tập trung chủ yếu ở Tam Đường thuộc xã Tiến Đức, Hưng Hà. Riêng khu di tích Thái sư Trần Thủ Độ (gồm lăng mộ Thái sư, đình thờ Thái sư và đền thờ Linh từ quốc mẫu Trần Thị Dung) nằm ở xã Liên Hiệp, Hưng Hà. Lịch sử oanh liệt với những chiến công vang dội và sự thịnh vượng mà vương triều Trần mang lại cho quốc gia, dân tộc đã khiến những di tích có liên quan đến triều Trần đặc biệt có ý nghĩa cả về lịch sử, văn hoá, kiến trúc. Bộ Văn hoá - Thông tin đã xếp hạng khu di tích nhà Trần (xã Tiến Đức) là di tích khảo cổ học cấp quốc gia và khu di tích Thái sư Trần Thủ Độ (xã Liên Hiệp) là di tích văn hoá - lịch sử cấp quốc gia. Các di tích này chẳng những thu hút các nhà sử học, nhà khoa học, nhà văn hoá đến nghiên cứu mà còn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến thăm.
Làng chạm bạc Đồng Xâm
Nằm bên hữu ngạn sông Đồng Giang, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, làng chạm bạc Đồng Xâm được hình thành từ thế kỷ XVIII. Trải qua 300 năm, nghề chạm bạc ở Đồng Xâm hiện vẫn được duy trì và ngày càng phát triển. Các sản phẩm chạm bạc Đồng Xâm khác hẳn và nổi trội so với hàng bạc của các nơi khác bởi kiểu thức lạ, hình khối dáng vẻ đa dạng, các nét trang trí tinh vi mà cân đối, lộng lẫy, nổi rõ chủ đề chính. Đặc biệt là thủ pháp xử lý sáng - tối nhờ tận dụng đặc tính phản quang của chất liệu bạc càng làm cho các sản phẩm của Đồng Xâm được ưa chuộng ở nhiều nơi trong và ngoài nước. Chính sự điêu luyện, tinh tế và hoàn hảo tới mức độ tối đa đã làm nên đặc trưng của bạc Đồng Xâm và thu hút nhiều du khách đến với làng nghề để thăm quan, mua sản phẩm.
Ông tổ nghề chạm bạc ở đây là nghệ nhân Nguyễn Kim Lâu, người sau khi mất đã được nhân dân lập đền thờ tưởng nhớ gọi là đền Đồng Xâm. Hàng năm, lễ hội đền Đồng Xâm được tổ chức từ ngày 1 đến 5 tháng 4 Âm lịch với nghi lễ rước, tế linh đình, các trò chơi dân gian được duy trì, mở rộng và nhất là các sản phẩm bạc của làng được bày bán, đã tạo sự hấp dẫn với đông đảo du khách.
Khu du lịch Cồn Vành
Cồn Vành thuộc huyện Tiền Hải, là nơi có rừng ngập mặn xen kẽ hệ thống kênh rạch, đầm thuỷ sản dày đặc, nơi dừng chân của nhiều loài chim quý hiếm, là địa điểm lý tưởng để hình thành và phát triển loại hình du lịch sinh thái, tắm biển, thể thao trên cát và trên mặt nước. Du khách có thể theo tuyến đường bộ từ Nam Phú để ra thăm Cồn Vành. Trong tương lai gần, nơi đây sẽ hình thành một khu thể thao biển rộng 5.000m2 với nhiều trò chơi hấp dẫn như nhảy dù trên biển, lướt ván, môtô nước, đua thuyền, canô. Bên cạnh đó, là khu bãi tắm dài trên 3 km. Ngoài ra còn có khu dịch vụ, khu khách sạn, hội nghị, hội thảo, Resort, phố biển, khu du lịch rừng sinh thái, khu nghiên cứu bảo tồn sinh vật biển,…