Những năm gần đây, ngành Giao thông vận tải (GTVT) Yên Bái đã nỗ lực làm tốt công tác tham mưu đầu tư, phát triển hạ tầng giao thông, nhất là các dự án, công trình trọng điểm nhằm phục vụ các mục tiêu phát triển KT-XH và thu hút đầu tư của tỉnh nhà.
Những đột phá ấn tượng
Thực hiện một trong ba đột phá chiến lược của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2015-2020) là: “Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, trọng tâm là hạ tầng giao thông...”, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt công tác phát triển, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh. Trong đó, ngành GTVT đã nỗ làm tốt công tác tham mưu đầu tư phát triển, hoàn thiện hạ tầng giao thông, nhất là các dự án, công trình trọng điểm của tỉnh.
Quá trình trình thực hiện gặp rất nhiều khó khăn địa hình của tỉnh khó khăn, thời tiết, thiên tai khắc nghiệt, đặc biệt là về vốn do Yên Bái là một tỉnh nghèo, nguồn lực huy động cho giao thông rất hạn chế... Nhưng với sự quan tâm của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cùng với sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành của địa phương, hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh đã có sự phát triển đồng bộ từ thành thị đến nông thôn miền núi, tạo diện mạo mới cho Yên Bái.
Từ 2016 đến nay, tỉnh đã huy động được hơn 12.435 tỷ đồng đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó tập trung ưu tiên đầu tư một số công trình trọng điểm, có tác động lớn đến phát triển mở rộng không gian đô thị, khắc phục do ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ và kinh tế - xã hội của tỉnh. Có thể kể đến như: cầu Bách Lẫm; cầu Tuần Quán; cầu Cổ Phúc; cầu Khe Dài thuộc Dự án đường nối Quốc lộ 37 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đường nối Quốc lộ 32C với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đường nối Quốc lộ 32, Quốc lộ 37 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC12)...
Các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng đã và đang từng bước phát huy hiệu quả to lớn, tạo điều kiện kết nối giao thông các vùng trong tỉnh và với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai mở đường cho phát triển kinh tế của địa phương góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Tiếp tục hoàn thiện kết cấu giao thông
Tiếp nối những thành tựu của nhiệm kỳ trước, giai đoạn 2020-2025, ngành GTVT tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh về phát triển giao thông vận tải trên các lĩnh vực như: Đầu tư xây dựng, quản lý sửa chữa đường bộ, vận tải, giao thông nông thôn (GTNT)... Trong đó tập trung vào các giải pháp chủ yếu:
Thứ nhất, tích cực tranh thủ sự hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành trung ương để có nhiều nguồn lực đầu tư, nâng cấp, cải tạo các tuyến đường cao tốc, đường Quốc lộ, đường tỉnh và các dự án kết nối giao thông trên địa bàn tỉnh.
Thứ hai, tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh triển khai các dự án đầu tư hạ tầng giao thông, nhất là các dự án trọng điểm của tỉnh. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến tiến độ, chất lượng công trình; đảm bảo chất lượng và tiến độ theo yêu cầu.
Thứ ba, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương tham mưu cho tỉnh có các cơ chế chính sách phù hợp để huy động các nguồn lực xã hội cùng với phát huy nội lực đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, vốn ODA, vốn tài trợ của các tổ chức Quốc tế, vốn hỗ trợ ngân sách địa phương, vốn đóng góp của nhân dân, của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
Thứ tư, phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong tỉnh thực hiện tốt công tác phát triển GTNT gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, thực hiện thắng lợi Đề án phát triển GTNT trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 với mục tiêu là 900km đường bê tông, mở mới được 150km đường đất.
Ngọc Tùng (Vietnam Business Forum)
03/4/2025
Khách sạn New World (76 Lê Lai, Quận 1, TP.HCM)
26 - 29/3/2025
Khu 2 Trung tâm Triển lãm Nangang thành phố Đài Bắc