Để phát huy thế mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, huyện Tân Phú Đông đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, lợi thế và những thách thức, khó khăn trên địa bàn huyện, từ đó định hướng phát triển kinh tế - xã hội nhằm khai thác có hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh của huyện trong thời gian tới.
Huyện Tân Phú Đông có diện tích tự nhiện 24.099 ha, trong đó có 7.418 ha đất chưa sử dụng thuộc khu vực đất mặt nước ven biển và quỹ đất công hiện có tương đối lớn nên đây cũng được xem là tiềm năng, lợi thế lớn về phát triển kinh tế biển của huyện.
Xét về tiềm năng, do đặc thù về địa hình và điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của huyện, nhận thấy phát triển cụm công nghiệp, du lịch, khai thác nguồn năng lượng ngoài vùng biển… là một lợi thế của huyện. Cụ thể: Có 01 dự án khai thác năng lượng gió đang đi vào hoạt động với diện tích cho thuê khu vực mặt nước ven biển là 436 ha để thực hiện dự án nhà máy điện gió Tân Phú Đông 1 với thời gian 30 năm; 01 nhà đầu tư đang lập hồ sơ xin giao khu vực biển với quy mô diện tích khoảng 250 ha để nuôi trồng thủy sản và 01 HTX Thủy sản Phú Tân; hộ gia đình, cá nhân được cho thuê để hoạt động nuôi trồng thủy sản với diện tích khoảng 370 ha.
Để phát huy thế mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, huyện đã và đang từng bước triển khai Kế hoạch số 191/KH-UBND ngày 31/8/2023 của UBND huyện Tân Phú Đông về thực hiện Kế hoạch số 371/KH-UBND ngày 31/7/2023 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 03/4/2023 của Chính phủ phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo từng giai đoạn để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Qua đó, phát triển vùng nuôi nghêu ven biển; nghiên cứu, phát triển năng lượng tái tạo (điện gió); phối hợp các Sở ngành có liên quan quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản trên hệ sinh thái mặn - lợ trong phạm vi 06 hải lý trở vào; phát triển du lịch, ngành thủy sản toàn diện trên các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần thủy sản theo hướng hiệu quả, hiện đại, bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế, góp phần bảo vệ quốc phòng, an ninh trên biển...
Công tác cải cách thủ tục hành chính được huyện quan tâm, thực hiện có hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; chấp hành nghiêm túc Chỉ thị 01/CT-UBND ngày 21/02/2017 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc tăng cường chấp hành kỷ luật, kỷ cương, nâng cao đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp trong thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
Hiện nay, huyện đang phối hợp với các ngành tập trung mời gọi đầu tư, đã tiếp xúc trực tiếp giới thiệu với các nhà đầu tư quan tâm đến khảo sát, nghiên cứu đánh giá tiềm năng đầu tư trên địa bàn huyện. Đồng thời, huyện phối hợp lập danh mục các dự án mời gọi đầu tư trên địa bàn. Cụm phía Đông (mời gọi đầu tư cho Dự án nuôi thủy sản công nghệ cao khu đất 28,7 ha, Dự án Chợ và Khu phố chợ xã Phú Thạnh, các dự án nhà ở dân cư trong khu Trung tâm hành chính huyện) được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1581/QĐ-UBND ngày 02/6/2022 về việc phê duyệt danh mục dự án mời gọi đầu tư.
Trên cơ sở định hướng phát triển vùng kinh tế phía Đông của tỉnh Tiền Giang, địa bàn huyện được quy hoạch là vùng trọng điểm phát triển kinh tế biển, gắn với phát triển du lịch sinh thái biển theo Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 15/6/2022 của Tỉnh ủy về “Lãnh đạo xây dựng và phát triển huyện Tân Phú Đông đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030”; nhiều chủ trương, chính sách mới về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh được Trung ương, tỉnh triển khai và dự án tuyến đường bộ ven biển nối liền các tỉnh Long An - Tiền Giang - Bến Tre đi ngang huyện Tân Phú Đông, sẽ tạo điều kiện mới cho huyện phát triển, góp phần nâng cao hiệu quả, tính bền vững.
Nguồn: Vietnam Business Forum
10/12/2024
Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh
01/07/2023 đến ngày 15/9/2024
VCCI