Trong những năm qua, với sự chung sức đồng lòng của lãnh đạo huyện và toàn thể nhân dân, Di Linh đã phát huy nội lực, khai thác hiệu quả tiềm năng thế mạnh của địa phương, tranh thủ các chính sách đầu tư, hỗ trợ của nhà nước để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, huyện Di Linh đang có những bước tiến tích cực, chuyển biến rõ nét nhất trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, khai thác lâm sản và nông thông mới. Với sự chỉ đạo sâu sát của huyện ủy-UBND huyện khóa XII về “ phát triển nông nghiệp, nông thông và nông dân” với phương châm phát huy lợi thế về đất đai, khí hậu của từng vùng, khu vực để có kế hoạch đầu tư chiều sâu về nông nghiệp theo hướng bền vững và hiệu quả cao. Các chính sách hỗ trợ nông nghiệp nông dân và nông thôn đã phát huy hiệu quả, từng bước thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân, hệ thống chính quyền được kịp thời kiện toàn, tạo động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
Với ưu thế về diện tích đất sản xuất lớn ( đất nông – lâm- nghiệp) chiếm trên 90%, màu mỡ phù hợp với mọi loại cây trồng và cho năng suất cao. Tuy nhiên, hiện nay chính quyền địa phương đã quy hoạch và tập trung phát triển các loại cây chủ lực như: cây cà phê với diện tích trên 40.000 ha, sản lượng bình quân trên 110.000 tấn/ năm; sản lượng chè ước được 6.840 tấn trong năm 2015.
Bên cạnh đó, Di Linh là một trong những địa phương có độ che phủ rừng ổn định 57,3% và gắn phát triển rừng với phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc. Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, chế biến lâm sản được chỉ đạo thực hiện có hiệu quả.
Ngoài ra, chăn nuôi mặc dù do ảnh hưởng dịch bệnh và giá không ổn định, nhưng đầu tư vào chăn nuôi đã chuyển dần sang chăn nuôi trang trại vừa và nhỏ. Tổng đàn gia cầm, gia súc và giá trị sản lượng chăn nuôi duy trì ổn định về qui mô và chất lượng, riêng đàn heo có xu hướng giảm về số lượng. Đến năm 2015, đàn trâu có 1.150 con, tăng 12%, đàn gia cầm 400 nghìn con tăng 53%, đàn dê 2.000 con, tăng 4,9%, kén tằm 190 tấn tăng 70%, đàn bò sữa 100 con tăng 7,14 lần so với năm 2010; Đàn bò 3.000 con, bằng 95% so với năm 2010, đàn heo 35.000 con, bằng 58% so với năm 2010.
Xác định phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là nhân tố quyết định thành công mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp gắn với chương trình xây dựng nông thôn theo hứơng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao thu nhập và đời sống nông dân; thực hiện đa canh, thâm canh, có cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng vùng, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá, an toàn, sạch và hướng vào xuất khẩu:
Song đó, chú trọng nhân rộng mô hình sản xuất cà phê bền vững gắn với xây dựng và quảng bá thương hiệu cà phê Di Linh cả trong và ngoài nước để nâng cao giá trị sản phẩm cà phê. Hàng năm chuyển đổi, thay thế từ 1000-1500 hà cà phê thoái hoá, năng suất kém bằng giống mới, chất lượng cao. Đi đôi với tập trung đầu tư cải tạo và thâm canh cây cà phê và cây chè với năng suất và chất lượng cao, đồng thời bố trí thêm các loại cây trồng mới có khả năng thích nghi với điều kiện khô hạn và cho hiệu quả kinh tế phù hợp, đa mục đích, thay thế cây cà phê ở những nơi không phù hợp và già cỗi năng suất thấp kém hiệu quả.
Khuyến khích phát triển nhanh ngành chăn nuôi gia súc, tiểu gia súc và gia cầm theo hướng bán công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ để giải quyết việc làm và cung ứng nguồn phân bón tại chỗ cho trồng trọt. Tăng cường công tác khuyến nông chuyển giao kỹ thuật mới cho nông dân, đi đôi với kiểm soát chặt chẽ các dịch vụ cung ứng giống cây con và vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp nhằm hạn chế thiệt hại cả trước mắt và lâu dài cho nông dân.
Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng cho chương trình thâm canh nông nghiệp và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần ở vùng nông thôn, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới với các chương trình kinh tế-xã hội khác để cứng hóa các tuyến đường giao thông nông thôn, xây dựng hồ đập và kiên cố hóa kênh mương, tạo điều kiện thâm canh tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân. Thực hiện tốt chương trình khuyến nông, hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn, trong đó chú trọng khôi phục ngành nghề truyền thống trong vùng đồng bào dân tộc, phấn đấu đến năm 2015 xây dựng xã Tân Châu đạt xã nông thôn mới và 3 xã khác đạt tiêu chí xã nông thôn mới.
Trong những năm qua, thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Di Linh lần thứ XIII, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, song dưới sự chỉ đạo tập trung của huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, sự nỗ lực của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân trong việc đầu tư phát triển, đến nay nền kinh kế huyện nhà đã có những bước phát triển vững chắc, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 9,7%. Trong đó, lĩnh vực nông - lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 2,1%; công nghiệp- xây dựng tăng bình quân 23,7%; thương mại-dịch vụ tăng bình quân 15,2%. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 ước đạt 37,4 triệu đồng/người. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm (2010-2015) ước đạt 9.080 tỷ đồng. Bằng 37% so với GRDP. Giải quyết việc làm mới hàng năm trên 3.000 lao động. Tỷ lệ hộ nghèo kế hoạch đến năm 2015 giảm xuống còn 6%.
Mặc dù đã có sự phát triển nhanh và ổn định trong những năm qua, nhưng so với tiềm năng thế mạnh thì sự tăng trưởng đó vẫn chưa tương xứng. Do đó, theo ông Nguyễn Canh – Chủ tịch UBND Huyện Di Linh cho biết; trong thời gian tới cần phải tiếp tục phát huy nội lực, xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng, tập trung xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh và toàn diện, đổi mới phương thức lãnh đạo để nâng cao năng nực.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Canh cho biết: hiện nay Di Linh gặp khó khăn rất lớn trong việc thu ngân sách địa phương khi có Nghị định 209 của Chính Phủ năm 2013 về chủ trương không thu thuế mặt hàng nông sản chưa qua chế biến, trong đó mặt hàng nông sản cà phê chiếm 80% thu phí VAT hằng năm của địa phương.
Trước những khó khăn, lãnh đạo huyện đã quyết tâm đẩy mạnh thu hút đầu tư các nguồn lực từ bên ngoài bằng cách cải cách hành chính theo hướng mở rộng hành lang pháp lý để mời gọi đầu tư, vận dụng hiệu quả các chính sách, cơ chế trong ưu đãi đầu tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp khi tham gia đầu tư tại địa phương với cam kết chính quyền địa phương sẽ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp. Ông Nguyễn Canh – Chủ tịch UBND huyện Di Linh muốn kêu gọi đến các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước hãy đến và tìm hiều đầu tư tại Di Linh sẽ được nhận ưu đãi có lợi nhất cho nhà đầu tư về lĩnh vực xây dựng nhà máy chế biến nông sản, đặc biệt là nhà máy chế biến cà phê thành phẩm với vùng nguyên liệu ổn định diện tích trên 40.000 ha cà phê; nhà máy chế biến lâm sản, chế biến gỗ, với diện tích 2680 ha rừng.
Tăng cường quảng bá trên trang điện tử của huyện và các kênh thông tin khác về tiềm năng, lợi thế của địa phương về các quy họach đã được phê duyệt các cụm công nghiệp và lĩnh vực ưu tiên đầu tư về công nghiệp, thương mại-dịch vụ, đi đôi với việc xúc tiến đầu tư cơ sở hạ tầng 2 cụm công nghiệp Tân Châu và Gia Hiệp để các nhà đầu tư trong và ngòai địa phương có điều kiện thực hiện các dự án đầu tư. Thường xuyên tổ chức gặp gỡ doanh nghiệp, nhà đầu tư để tháo gỡ khó khăn, ách tắc trong việc đầu tư sản xuất kinh doanh
Sự kết hợp giữa nội lực và ngoại lực được kỳ vọng sẽ khai thác một cách có hiệu quả nhất những tiềm năng thế mạnh của địa phương và tạo ra sự đột phá trong việc phát triển toàn diện và sớm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội của huyện .
Trương Ngộ
10/12/2024
Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh
01/07/2023 đến ngày 15/9/2024
VCCI