Theo Ban Chỉ đạo Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM Thành ủy TP. HCM, phấn đấu ngay trong năm 2020, toàn thành phố phải có 56/56 xã hoàn thành đạt chuẩn NTM nâng cao.
Đến nay, 56 xã của TP. HCM xây dựng NTM đã hoàn thành và được phê duyệt đề án quy hoạch xây dựng NTM. Thành phố đã đầu tư 9.188 công trình phục vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội tại các vùng nông thôn, duy tu, nâng cấp, làm mới 741 công trình giao thông, dài hơn 1.233 km, tổng vốn đầu tư gần 5.200 tỷ đồng. 5 huyện, 56 xã của TP. HCM đều xác định mô hình sản phẩm nông nghiệp chủ lực của xã, huyện để tập trung phát triển, gồm rau, hoa lan, cây kiểng, cá cảnh, bò sữa, heo thịt, thủy sản (lươn, cá thịt, tôm)… đều là những sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao phù hợp với đặc thù nông nghiệp đô thị.
Nông sản chủ lực của 56 xã đều được sản xuất và tiêu thụ thông qua hợp đồng giữa doanh nghiệp với hộ dân, hoặc bản cam kết sản xuất tiêu thụ nông sản giữa hộ dân với HTX, tổ hợp tác. Sản phẩm chủ lực của một số xã (tập trung trên địa bàn huyện Củ Chi), như sản phẩm sữa bò, bắp giống, cá kiểng được doanh nghiệp, HTX ký kết hợp đồng tiêu thụ 100% sản phẩm sản xuất ra (nếu đáp ứng quy trình, tiêu chuẩn sản xuất do doanh nghiệp, HTX đưa ra).
Nhiều năm nay, việc ứng dụng khoa học- công nghệ trong sản xuất nông nghiệp ngày càng phổ biến và nhân rộng. Nhờ vậy năng suất lao động khu vực nông thôn cải thiện, năm 2008 đạt 29,4 triệu đồng/người, năm 2018 đạt 90 triệu. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân giảm khoảng 900ha/năm, số hộ nông lâm ngư nghiệp giảm 6,38%/năm. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1ha đất canh tác/năm tăng đều qua các năm, từ 158,5 triệu đồng/ha năm 2010, đạt 502 triệu đồng/ha/năm 2018 (gấp hơn 5 lần bình quân cả nước, theo đánh giá của Bộ NN-PTNT).
Đình Bảo (Vietnam Business Forum)
01/07/2023 đến ngày 15/9/2024
VCCI