Cùng với tham mưu, thực hiện các giải pháp đẩy mạnh cải cách thể chế; hoàn thiện cơ chế, chính sách, Sở Tư pháp cũng thực hiện nhiều hoạt động phổ biến pháp luật kinh doanh, qua đó góp phần xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn cởi mở, minh bạch hơn. Ông Hồ Văn Gia - Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Cần Thơ đã trao đổi với phóng viên về vấn đề này.
Những năm qua, Sở đã tham mưu, thực hiện ra sao nhằm đẩy mạnh cải cách thể chế; hoàn thiện cơ chế, chính sách đầu tư kinh doanh trên địa bàn?
Thời gian qua, công tác xây dựng, kiểm tra, xử lý các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) đã được thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện và đạt được nhiều kết quả. Sở Tư pháp phối hợp chặt chẽ từ giai đoạn xin chủ trương ban hành đến góp ý, thẩm định, hoàn chỉnh văn bản trình UBND, HĐND thành phố đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền; đảm bảo tính thống nhất, thứ bậc hiệu lực pháp lý; kịp thời cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, chính sách vào điều chỉnh các quan hệ kinh tế - xã hội phù hợp thực tiễn.
Về cơ chế, chính sách liên quan đến doanh nghiệp, HĐND thành phố đã ban hành nhiều chủ trương, quyết sách quan trọng như: Nghị quyết số 07/2018/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 quy định chính sách hỗ trợ đầu tư các dự án ngoài ngân sách nhà nước; Nghị quyết số 11/2020/NQ-HĐND ngày 04/12/2020 quy định nội dung và mức chi từ ngân sách nhà nước hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến năm 2025…,
Thực hiện Chị số 09/CT-UBND ngày 03/7/2019 của UBND thành phố về việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và năng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh thành phố, Sở Tư pháp - Tòa án nhân dân - Thanh tra - Cục Thi hành án dân sự thành phố đã ban hành Kế hoạch phối hợp thực hiện cải thiện chỉ số Thiết chế pháp lý. Kết quả, từ năm 2021 đến nay, Sở đã thẩm định 61 dự thảo văn bản quy phạm pháp luậ, góp ý 112 văn bản của địa phương; kự kiểm tra 34 văn bản quy phạm pháp luật do UBND thành phố ban hành…
Nhờ sự nỗ lực trên, năm 2021, chỉ số thành phần “Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật” của Cần Thơ đạt 85,91%, tăng 0,5% so với năm 2020 (85,41%) và Chỉ số thiết chế pháp lý đạt 7.43, tăng 0.49 so với năm 2020 (6.94 điểm)...
Ngành Tư pháp đang tham mưu, thực hiện các giải pháp nào nhằm thực hiện hiệu quả Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đến năm 2024?
Thực hiện Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Sở đã tham mưu Chủ tịch UBND thành phố ban hành Quyết định số 700/QĐ-UBND ngày 01/4/2020 về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến năm 2024.
Sở cũng tham mưu, thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp triển khai Chương trình gồm:
a) Tham mưu UBND TP ban hành Kế hoạch 24/KH-UBND ngày 14/02/2020 về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2020; Kế hoạch 15/KH-UBND ngày 15/01/2021 về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2021; Kế hoạch 20/KH-UBND ngày 24/01/2022 thực hiện công tác kiểm tra, rà soát, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; pháp chế; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2022; xác định rõ các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, trách nhiệm chủ trì, phối hợp của cơ quan, đơn vị liên quan.
b) Cập nhật kịp thời, đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND thành phố ban hành. Kết quả từ ngày 16/8/2019 đến ngày 31/5/2022 đã cập nhật 91 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 33 Nghị quyết của HĐND và 58 Quyết định của UBND thành phố vào Cơ sở dữ liệu quốc gia. Qua đó, giúp cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tra cứu, tìm hiểu và tiếp cận các thông tin pháp lý liên quan dễ dàng, thuận lợi và minh bạch.
c) Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Năm 2020 tổ chức Hội nghị cấp thành phố triển khai, phổ biến 21 văn bản luật cho 630 lượt đại biểu tham dự, trong đó có các luật liên quan đến doanh nghiệp như Bộ luật Lao động; Luật Chứng khoán; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Đầu tư (sửa đổi); phát hành 28.000 tờ gấp tuyên truyền các quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư. Năm 2021 biên soạn và phân phối 28.000 tờ gấp pháp luật, đồng thời phối hợp với Sở Nội vụ, Đài Phát thanh và Truyền hình Cần Thơ phát sóng trực tiếp chương trình “Gặp gỡ và đối thoại” chuyên đề “các hỗ trợ về thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong tình hình Covid-19 hiện nay”. Năm 2022 phối hợp với Sở Nội vụ, Đài Phát thanh và Truyền hình Cần Thơ phát sóng trực tiếp chương trình “Gặp gỡ và đối thoại” chuyên đề “hỗ trợ thực hiện thủ tục đầu tư, đăng ký kinh doanh”.
d) Giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Công bố số điện thoại đường dây nóng trên Trang thông tin điện tử Sở để tiếp nhận thông tin, hỗ trợ, kịp thời giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc doanh nghiệp.
e) Tự kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật: Hàng năm, phối hợp với các Sở, ngành liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND thành phố ban hành để đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý đảm bảo lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp.
e) Xây dựng, phát triển đội ngũ tham mưu công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa:
- Tham mưu UBND thành phố ban hành Công văn số 1049/UBND-NC ngày 07/4/2020 gửi các cơ quan chuyên môn về việc bố trí công chức làm đầu mối thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Qua tổng hợp, có 19 công chức làm đầu mối thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại 15 cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố.
- Tổng hợp, đề xuất Bộ Tư pháp về tư vấn viên pháp luật tham gia mạng lưới tư vấn viên pháp luật theo lĩnh vực quản lý của Bộ Tư pháp theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
g) Ban hành chính sách về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Tháng 3/2022, Sở đã thực hiện khảo sát nhu cầu hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn; từ đó tham mưu UBND trình HĐND thành phố xây dựng nghị quyết về chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn.
Ông nhìn nhận thế nào về quá trình cải thiện Chỉ số thiết chế pháp lý của thành phố những năm qua, Sở đang tham mưu thực hiện các giải pháp nào nhằm cải thiện chỉ số này, qua đó góp phần nâng cao thứ hạng PCI?
Từ năm 2014 đến năm 2021 Chỉ số thiết chế pháp lý của Cần Thơ đã cải thiện rõ, từ 4,14 điểm năm 2014 lên 7,43 điểm năm 2021. Đó là kết quả của sự nỗ lưc rất lớn của các cơ quan trong hệ thống tư pháp.
Hiện Sở đã, đang tham mưu thực hiện nhiều giải pháp như:
Thứ nhất tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân và doanh nghiệp.
Thứ hai, tham mưu UBND thành phố phối hợp tổ chức các Hội thảo chuyên đề về hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp, từ đó tổng hợp các khó khăn, vướng mắc đề nghị giải quyết hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung.
Thứ ba, nâng cao chất lượng công tác thẩm định; chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thẩm định, tham gia xây dựng, góp ý đề nghị xây dựng nghị quyết của HĐND do UBDN thành phố trình; phối hợp với Văn phòng UBND thành phố xem xét kiểm tra việc đề nghị ban hành quyết định; tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định dự thảo; thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật.
Thứ tư, tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chuyên môn triển các hoạt động hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Nghị quyết số 45/2022/QH15 mở ra cơ hội, thách thức gì với hoạt động Tư pháp; Ngành đang cụ thể hóa nội dung liên quan nào, thưa ông?
Nghị quyết 45/2022/QH15 mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng tạo ra không ít thách thức đối với ngành Tư pháp: Các cơ chế, chính sách là giải pháp tăng thẩm quyền, tạo điều kiện cho chính quyền địa phương trong việc chủ động và phản ứng nhanh, thích ứng kịp thời với yêu cầu cấp bách về nguồn lực đất đai, từ đó tạo môi trường thông thoáng để thu hút các dự án đầu tư. Các cơ chế, chính sách đặc thù còn tạo nguồn lực cho Cần Thơ đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng, nhất là về kết cấu hạ tầng đô thị và giao thông.
Để cụ thể Nghị quyết số 45/2022/QH15, ngày 18/02/2022 UBND thành phố ban hành Kế hoạch số 34/KH-UBND triển khai thực hiện. Ngay từ đầu năm 2022, Sở đã tham mưu UBND thành phố ban hành Kế hoạch số 22/KH-UBND về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022; Kế hoạch số 23/KH-UBND về theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn, trong đó xác định tuyên truyền, theo dõi thi hành Nghị quyết số 45/2022/QH15 là một trong những nội dung trọng tâm của Ngành năm 2022.
Trân trọng cảm ơn ông!
Nguồn: Vietnam Business Forum
6/4/2023
Hội trường số 1 tầng 7, VCCI Số 9 Đào Duy Anh, Q. Đống Đa, Hà Nội
06-08/4/2023
Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ