Nhờ năm ở vị trí khá thuận lợi, cùng với sự nỗ lực của chính quyền, nhân dân trên địa bàn nên những năm gần đây nền kinh tế của Đơn Dương phát triển với tốc độ khá, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân từ năm 2011 – 2014 đạt 15%/năm; trong đó lĩnh vực nông – lâm – thủy sản tăng 9,5%, lĩnh vực công nghiệp – xây dựng tăng 20,2 %, lĩnh vực dịch vụ tăng 22,2%. GDP đầu người bình quân năm 2013 đạt 35,9 triệu đồng, dự kiến đến cuối năm 2014 đạt 41,1 triệu đồng; Cơ cấu kinh tế tiếp tục được chuyển dịch đúng hướng, đến năm 2014 tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 13.,9% , ngành dịch vụ chiếm 31%, ngành nông lâm thủy sản chiếm 55,1%. Tỷ lệ thu ngân sách có sự chuyển biến tích cực, hằng năm đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tổng thu ngân sách địa phương trong những năm qua bình quân hằng năm đều đạt trên 10% so với GDP. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn huyện năm 2014 dự kiến đạt 1.317 tỷ đồng.
Ngoài các chỉ tiêu về kinh tế, các chỉ tiêu xã hội khác cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Đến cuối năm 2013 tỷ lệ tăng đân số tự nhiên của huyện Đơn Dương là 1,3%, tỷ lệ hộ nghèo năm 2013 còn 3,8%, trong đó hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số còn 9,09%. Đặc biệt, toàn huyện hiện đã đạt 8 tiêu chí chung về nông thôn mới.
Thuận lợi nhiều, thành tựu cũng lớn, nhưng không phải là không có khó khăn. Khó khăn của Đơn Dương hiện nay là do xuất phát điểm thấp nên ngành sản xuất công nghiệp trên chủ yếu là các ngành nghề nông thôn, cơ sở quy mô nhỏ, vốn đầu tư thấp, thiết bị máy móc lạc hậu và sử dụng ít lao động. Trên địa bàn có Cụm công nghiệp Ka Đô thì hạ tầng chưa được đầu tư hoàn thiện và chỉ mới lấp đầy khoảng 20% trên tổng số 47,7 ha diện tích.
Ngoài ra, là một huyện kinh tế đa phần vẫn là nông nghiệp thì công tác dự báo, khuyến nông vô cùng quan trọng nhưng công tác này trong thời gian qua chưa được thực hiện tốt, chưa kịp thời, việc gắn kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế , giá cả các mặt hàng nông sản trong những năm qua không ổn định gây khó khăn trong sản xuất và đời sống của người dân.
Trước tình hình đó và để nâng cao giá trị gia tăng cho các cây trồng vốn là sản phẩm thế mạnh của địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân thời gian qua huyện Đơn Dương đã thực hiện một số chương trình , giải pháp, trong đó có chương trình nông nghiệp công nghệ cao gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. . Cụ thể, trong thời gian qua Huyện đã thực hiện sử dụng giống mới chất lượng cao 100% trên giống cây lương thực, giống rau, hoa. Sử dụng trên 70% giống cây công nghiệp…. Thực hiện kỹ thuật ghép cây trên cây rau, cây ăn quả một cách rộng rãi. Trong chăn nuôi, đàn bò được cải tạo theo hướng sinh hóa, nhờ đó đàn bò phát triển mạnh. Về phân bón, tuyên truyền sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong cho phép của Bộ Nông Nghiệp và Nông Thôn. Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau, hoa công nghệ cao như màng phủ nông nghiệp, nhà kính, nhà lưới, hệ thống tưới, bón phân qua hệ thống tưới…Những nỗ lực tren đã tạo cho cây trồng đạt năng suất cao, chất lượng tốt, sản phẩm đảm bảo an toàn. Giá trị sản xuất rau hoa trung bình đạt 150 triệu/ha, cá biệt có nơi đạt từ 500 đến 1 tỷ đồng/ha. “Nhìn chung, sản xuất theo hướng công nghệ cao trên địa bàn Đơn Dương thời gian qua đã đạt kết quả trên cả 3 mặt về nhận thức, giá trị sản xuất và về nhân rộng mô hình”, ông Dương Đức Đại, Phó Chủ tịch huyện Đơn Dương đánh giá.
Ông Nguyễn Đức Đại cũng cho biết, nhằm phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao đời sống cho nhân dân; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế , bảo đảm nền kinh tế phát triển bền vững, tạo đà cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu của kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, huyện Đơn Dương đang tăng cường thu hút đầu tư cũng như thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp đồng bộ . Theo đó, trong lĩnh vực nông lâm nghiệp sẽ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn , hỗ trợ sản xuất. Tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trông, đang ký thương hiệu tạo đầu ra đổn định và gắn sản xuất nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến. Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch sẽ ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến các loại nông sản tạo điều kiện phát triển toàn diện.
Hương Vy
10/12/2024
Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh
01/07/2023 đến ngày 15/9/2024
VCCI