Với tỷ lệ trên 34% thị phần huy động vốn, trên 25% dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn và 76,8% dư nợ tại thị trường nông thôn, Agribank Thừa Thiên Huế đang tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cung cấp thêm nhiều dịch vụ, tiện ích và nâng cao chất lượng phục vụ, qua đó tiếp tục khẳng định vị thế ngân hàng đứng đầu trên địa bàn.
Năm 2018, Agribank Thừa Thiên Huế đạt nhiều kết quả kinh doanh ấn tượng, hoàn thành vượt mức tất cả chỉ tiêu đề ra. Trong đó, nguồn vốn huy động trên 8.300 tỷ đồng, tăng trên 10% và dư nợ cho vay trên 7.500 tỷ đồng, tăng trên 14% so năm 2017.
Phó giám đốc Agribank Thừa Thiên Huế Trần Đình Khoái cho biết: Những năm gần đây, Chi nhánh tiếp tục đẩy mạnh nhiều giải pháp về huy động, cho vay, đã đáp ứng tốt nhu cầu vốn khu vực nông nghiệp và nông thôn trên 4.500 tỷ đồng, chiếm trên 61% tổng dư nợ của Chi nhánh, trong đó chú trọng triển khai nhiều chương trình tín dụng Chính phủ: Cho vay theo Nghị định 55/NQ-CP về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn (nay là Nghị định 116/NĐ-CP); Nghị định 68/NĐ-CP cho vay hỗ trợ giảm tổn thất nông nghiệp; Nghị định 67/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản… với dư nợ bình quân 150 tỷ đồng/chương trình.
Đến thời điểm 30/4/2019, tổng dư nợ đạt trên 7.900 tỷ đồng cho vay “tam nông” và kinh tế hộ gia đình đã đạt trên 6.000 tỷ đồng, chiếm trên 75% tổng dư nợ. Nhìn chung nguồn vốn đều được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, góp phần không nhỏ giúp thay đổi diện mạo các vùng quê, từ cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đến nâng đời sống nông dân.
Chi nhánh đã thường xuyên áp dụng nhiều chương trình tín dụng ưu đãi về lãi suất cho các đối tượng: Doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp cung cấp phân bón, máy móc thiết bị phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn; dự án đầu tư về công nghệ cao… tạo điều kiện cho khách hàng vượt qua khó khăn, tiếp tục có nguồn vốn kinh doanh ổn định.
Để có được kết quả đó, Agribak Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều giải pháp huy động vốn, thực hiện tốt các chính sách chăm sóc khách hàng nhằm tăng tính ổn định, thay đổi cơ cấu nguồn vốn, phát triển quan hệ với các đơn vị như Kho Bạc Nhà nước, Cục Thuế, Điện lực, Viễn thông, Xăng dầu, Bảo hiểm… Song hành với việc khảo sát, lựa chọn khách hàng, ngành nghề để có chính sách phù hợp, Chi nhánh cũng phối thực hiện nhiều giải pháp như: Thực hiện giao kế hoạch theo quý, theo từng nhóm dịch vụ; thực hiện cơ chế khoán thu dịch vụ; phát triển khách hàng cá nhân mở tài khoản thanh toán; E banking, Internet banking,… và đặc biệt là nâng cao năng lực quản trị bộ máy lãnh đạo điều hành từ tỉnh đến chi nhánh huyện,...
Phó Giám đốc Agribank Thừa Thiên Huế Trần Đình Khoái chia sẻ: Luôn phấn đấu đổi mới để giữ vững vị thế là tổ chức tín dụng hàng đầu trên địa bàn, đồng thời cam kết luôn đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, đời sống cho mọi đối tượng khách hàng tại địa phương, qua đó nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.n
Năm 2018, Agribank Thừa Thiên Huế đạt nhiều kết quả kinh doanh ấn tượng, hoàn thành vượt mức tất cả chỉ tiêu đề ra. Trong đó, nguồn vốn huy động trên 8.300 tỷ đồng, tăng trên 10% và dư nợ cho vay trên 7.500 tỷ đồng, tăng trên 14% so năm 2017.
Phó giám đốc Agribank Thừa Thiên Huế Trần Đình Khoái cho biết: Những năm gần đây, Chi nhánh tiếp tục đẩy mạnh nhiều giải pháp về huy động, cho vay, đã đáp ứng tốt nhu cầu vốn khu vực nông nghiệp và nông thôn trên 4.500 tỷ đồng, chiếm trên 61% tổng dư nợ của Chi nhánh, trong đó chú trọng triển khai nhiều chương trình tín dụng Chính phủ: Cho vay theo Nghị định 55/NQ-CP về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn (nay là Nghị định 116/NĐ-CP); Nghị định 68/NĐ-CP cho vay hỗ trợ giảm tổn thất nông nghiệp; Nghị định 67/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản… với dư nợ bình quân 150 tỷ đồng/chương trình.
Agribank Thừa Thiên Huế luôn chú trọng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đến 30/4/2019, dư nợ của các dự án này là trên 1.900 tỷ đồng, chiếm trên 24% trong tổng số dư nợ. |
Đến thời điểm 30/4/2019, tổng dư nợ đạt trên 7.900 tỷ đồng cho vay “tam nông” và kinh tế hộ gia đình đã đạt trên 6.000 tỷ đồng, chiếm trên 75% tổng dư nợ. Nhìn chung nguồn vốn đều được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, góp phần không nhỏ giúp thay đổi diện mạo các vùng quê, từ cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đến nâng đời sống nông dân.
Chi nhánh đã thường xuyên áp dụng nhiều chương trình tín dụng ưu đãi về lãi suất cho các đối tượng: Doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp cung cấp phân bón, máy móc thiết bị phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn; dự án đầu tư về công nghệ cao… tạo điều kiện cho khách hàng vượt qua khó khăn, tiếp tục có nguồn vốn kinh doanh ổn định.
Để có được kết quả đó, Agribak Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều giải pháp huy động vốn, thực hiện tốt các chính sách chăm sóc khách hàng nhằm tăng tính ổn định, thay đổi cơ cấu nguồn vốn, phát triển quan hệ với các đơn vị như Kho Bạc Nhà nước, Cục Thuế, Điện lực, Viễn thông, Xăng dầu, Bảo hiểm… Song hành với việc khảo sát, lựa chọn khách hàng, ngành nghề để có chính sách phù hợp, Chi nhánh cũng phối thực hiện nhiều giải pháp như: Thực hiện giao kế hoạch theo quý, theo từng nhóm dịch vụ; thực hiện cơ chế khoán thu dịch vụ; phát triển khách hàng cá nhân mở tài khoản thanh toán; E banking, Internet banking,… và đặc biệt là nâng cao năng lực quản trị bộ máy lãnh đạo điều hành từ tỉnh đến chi nhánh huyện,...
Phó Giám đốc Agribank Thừa Thiên Huế Trần Đình Khoái chia sẻ: Luôn phấn đấu đổi mới để giữ vững vị thế là tổ chức tín dụng hàng đầu trên địa bàn, đồng thời cam kết luôn đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, đời sống cho mọi đối tượng khách hàng tại địa phương, qua đó nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
01/07/2023 đến ngày 15/9/2024
VCCI