Trải qua chặng đường 30 năm kể từ ngày tái lập tỉnh, tập thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Sở Tư pháp tỉnh Lào Cai luôn phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị về công tác tư pháp tại địa phương.
Vượt khó vươn lên
Năm 1991, tỉnh Lào Cai được tái lập, theo đó Sở Tư pháp tỉnh Lào Cai được thành lập. Thời gian đầu đi vào hoạt động, đội ngũ cán bộ Sở chỉ có 12 người; cán bộ tư pháp các huyện, thị xã có hơn 30 người. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, trong giai đoạn 2000 - 2020, Sở Tư pháp tỉnh Lào Cai tập trung nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực.
Đến năm 2020, cán bộ Sở đã có 30 người và 3 đơn vị trực thuộc (Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản, Trung tâm Trợ giúp pháp lý, Phòng Công chứng) với trên 40 người. Hệ thống cán bộ tư pháp của 9 huyện, thành phố, thị xã có trên 40 người, phần lớn có trình độ đại học và trên đại học chuyên ngành luật. Từ năm 2000 đến nay, tất cả các xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã có từ 1 đến 2 cán bộ tư pháp chuyên trách, trình độ từ trung cấp đến đại học.
Đối với công tác xây dựng Đảng, từ 4 đảng viên với quy mô Chi bộ khi mới thành lập, đến năm 2000, Sở Tư pháp đã có 27 đảng viên và được nâng cấp thành Đảng bộ. Đến năm 2020, Đảng bộ Sở có 43 đảng viên, sinh hoạt ở 5 chi bộ trực thuộc.
Với sự nỗ lực và đóng góp trong 30 năm qua, nhiều tập thể, cá nhân của ngành Tư pháp Lào Cai đã được trao tặng những phần thưởng cao quý, như: Huân chương Lao động hạng Hai và hạng Ba của Nhà nước; Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ; Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Tư pháp; Chiến sĩ thi đua ngành Tư pháp, Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, Tập thể lao động xuất sắc...
Xây dựng chính quyền nề nếp, kỷ cương
Ông Lê Ngọc Quỳnh, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Lào Cai cho biết: 30 năm qua, Sở Tư pháp tỉnh Lào Cai đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của tỉnh nhà. Trong đó, nổi bật là công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL). Hàng năm, ngoài việc soạn thảo trình UBND tỉnh ban hành các văn bản về quản lý công tác tư pháp, Sở trực tiếp soạn thảo hoặc phối hợp cùng các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh soạn thảo, tham gia ý kiến vào các dự thảo văn bản QPPL.
Hoạt động thẩm định ngày càng được chú trọng và nâng cao về chất lượng, nội dung thẩm định, góp phần quan trọng vào nâng cao chất lượng, tính thống nhất, tính khả thi của văn bản QPPL; đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật trong sự nghiệp đổi mới, cải cách tư pháp, cải cách hành chính. Hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản QPPL được tăng cường, bám sát Nghị định 135/2003/NĐ-CP của Chính phủ.
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện thường xuyên và nền nếp; việc tuyên truyền được thực hiện theo chiến dịch, thời điểm phục vụ cho việc triển khai những văn bản pháp luật cụ thể. Ngành Tư pháp tích cực tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; hướng dẫn xây dựng và quản lý tủ sách pháp luật ở UBND cấp xã, các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường... nhằm phục vụ việc tìm hiểu, áp dụng và chấp hành pháp luật của nhân dân.
Công tác quản lý hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp từng bước chuyên nghiệp, hiện đại. Năng lực hoạt động của đội ngũ luật sư trên địa bàn tỉnh được nâng lên, việc tham gia bào chữa, bảo vệ quyền lợi không chỉ bó hẹp trong địa bàn tỉnh mà còn mở rộng đến một số địa phương trong toàn quốc.
Hoạt động của đội ngũ trợ giúp viên pháp lý, luật sư đã góp phần giúp công tác điều tra, truy tố và xét xử các vụ án được khách quan, chính xác, đổi mới, thực hiện đúng tinh thần cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa. Công tác trợ giúp pháp lý giúp cho người nghèo, người dân tộc thiểu số và những người yếu thế trong xã hội được tiếp cận với dịch vụ pháp lý không thu phí, bảo đảm công bằng xã hội...
Nhìn lại chặng đường 30 năm qua, ngành Tư pháp Lào Cai đã có sự lớn mạnh rõ rệt. Giám đốc Lê Ngọc Quỳnh chia sẻ: “Với việc phát huy những thành tựu đó, tin rằng trong thời gian tới, các mặt hoạt động của ngành sẽ tiếp tục được đổi mới, sáng tạo và phát triển mạnh cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Qua đó, bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.
Văn phòng Luật sư (VPLS) Ngọc Bảo thành lập năm 2010, là một trong những tổ chức hành nghề luật sư đầu tiên tại Lào Cai. Hiện nay, văn phòng có 01 trụ sở chính và 02 chi nhánh, tham gia hoạt động tố tụng tại tòa án các cấp và ngoài tố tụng như: soạn thảo các loại văn bản, hợp đồng mua bán - giao dịch dân sự, tư vấn pháp luật doanh nghiệp, đàm phán hợp đồng thương mại,… Theo Luật sư Nguyễn Văn Đoạt, Trưởng VPLS Ngọc Bảo, thời gian qua, Lào Cai đã thu hút nhiều nhà đầu tư. Do đó, trong thời gian tới, văn phòng sẽ tiếp tục nâng cao năng lực, nghiên cứu, hợp tác, đào tạo chuyên sâu nhằm thực hiện dịch vụ hỗ trợ pháp lý một cách toàn diện hơn, giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư tránh rủi ro pháp lý trong quá trình đầu tư và sản xuất, kinh doanh. |
Nguồn: Vietnam Business Forum
14h, ngày 11/10/2024
Nhà hát Tuổi Trẻ, 11 Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội
01/07/2023 đến ngày 15/9/2024
VCCI