Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt quy hoạch phát triển Xi măng VN giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030. Theo đó Vicem Hoàng Mai được xây dựng, lắp đặt tiếp dây chuyền 2 với công suất 4,5 triệu tấn xi măng/năm, gấp ba công suất dây chuyền 1 hiện có.
Visem Hoàng Mai khởi động dây truyền hai với tổng trị giá đầu tư trên 10.000 tỷ đồng, theo đó từ nay đến năm 2015, Việt Nam sẽ có thêm 26 dây truyền xi măng lò quay mới được hoàn thành và đưa vào khai thác với tổng công suất thiết kế trên 16 triệu tấn/năm. Sản lượng xi măng Việt Nam sẽ vượt khoảng 14 triệu tấn so với nhu cầu. Vậy phải chăng bài toán thị trường sẽ trở nên nan giải khi Visem Hoàng Mai nâng công suất lên gấp ba lần?
Trở lại câu chuyện những ngày đầu Visem Hoàng Mai được thành lập (7-10-1995), khi đó nhiều người phải giật mình vì cái quyết tâm của Nghệ An, của Tổng công ty xi măng khi đầu tư trên 231 triệu USD (từ vốn vay) để mua công nghệ và thiết bị của Cộng hòa Pháp, công suất 4.000 tấn clinker/ngày (tương đương 1,4 triệu tấn xi măng/năm). Sau mười năm năm, xi măng Hoàng Mai mà nay là Visem Hoàng Mai đã trở thành một thương hiệu hàng đầu trong ngành công nghiệp xi măng Việt Nam.
Với 33 nhà phân phối trên toàn quốc, trong đó có 3 nhà phân phối thuộc các dự án và hơn 1800 đại lý bán hàng trên khắp cả nước, sản phẩm xi măng Hoàng Mai không những tham gia xây dựng các công trình ở khu dân cư mà còn được đưa vào xây dựng nhiều công trình trọng điểm quốc gia khắp cả nước như: cầu Vĩnh Tuy (Hà Nội), thủy điện Bản Vẽ (Nghệ An), thủy điện Hương Sơn (Hà Tĩnh), Trung tâm hội nghị Quốc gia (Hà Nội), dự án thủy lợi - thủy điện Cửa Đạt (Thanh Hóa), thủy điện Buôn Kơup (Đắc Lắc)... Xi măng Visem Hoàng Mai mang nhãn hiệu con chim Lạc Việt đã xuất ngoại đến với thị trường Trung Đông.
Vươn lên chiếm lĩnh thị trường – mà ở đây là lòng tin của người tiêu dùng bằng chất lượng sản phẩm từ dây truyền công nghệ hiện đại sản lượng tiêu thụ của Visem Hoàng Mai luôn có tốc độ tăng trưởng 25% (2005 – 2010). Đến nay, công ty cơ bản đã trả xong nợ đầu tư ban đầu. Một chút ôn cố để biết khi chịu những áp lực không nhỏ (mà ở đây là cả thị trường cho một thương hiệu được coi là sinh sau đẻ muộn và cả lãi suất vốn vay), thì Visem Hoàng Mai đã chứng tỏ được bản lĩnh cũng như hướng đầu tư chiến lược của mình.
Trở lại việc Việt Nam dư thừa Xi măng vào năm 2015 và thậm chí là năm 2020, thì bài toán thị trường sẽ được giải quyết như thế nào? Yếu tố thời cơ và chất lượng sản phẩm sẽ quyết định tất cả. Một chuyên gia trong lĩnh vực xi măng cho rằng: “Việt Nam đang công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho nên nhu cầu xây dựng là rất lớn, nếu đến năm 2017, Visem Hoàng Mai cho ra đời sản phẩm đầu tiên của dây truyền hai thì cơ hội để chiếm lĩnh thị trường là hoàn toàn có thể”. Một điều nữa là những nước như Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia thứ hai sẽ là những thị trường đầy tiềm năng cho xi măng mang thương hiệu Việt. Vấn đề cốt lõi là tính trong thời điểm hiện tại thì việc xuất khẩu xi măng của Việt Nam sẽ gặp phải những khó khăn về chi phí vận chuyển, xếp dỡ, biến động của kinh tế và đặc biệt là chất lượng sản phẩm.
Nhưng đó không phải là vấn đề “muôn thủa”. Năm 2020 khi hệ thống cảng biển của Việt Nam đã trở nên hoàn thiện thì bài toán về chi phí vận chuyển sẽ được giải. Visem Hoàng Mai đầu tư dây truyền hai, đây được coi là dây truyền hiên đại số 1 của Việt Nam, đồng thời cũng nằm trong top 3 của Thế giới. Vấn đề chất lượng sản phẩm của nhãn hiệu cánh chim Lạc Việt để chinh phục thị trường quốc tế không còn là bài toán đau đầu cho doanh nghiệp.
Câu Slogant của Visem Hoàng Mai là “Vì một tương lai bền vững” - bền vững ở đây là cho người tiêu dùng và cho chính Hoàng Mai. Tương lai ấy đang được xây dựng trên nền tảng từng của Công ty trong việc bảo đảm chất lượng sản phẩm, quản trị tốt doanh nghiệp và trên hết là một chiến lược đầu tư đầu đúng đắn.
Phương Thảo
01/07/2023 đến ngày 15/9/2024
VCCI