Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hà Nam đang phấn đấu với mục trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020 và thành phố Phủ Lý cơ bản đạt các tiêu chí để trở thành đô thị loại II trước năm 2020; đảm bảo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, đô thị và đào tạo nguồn nhân lực; quản lý sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất, nước, khoáng sản và bảo vệ môi trường phát triển bền vững; đảm bảo hiệu quả trong việc kêu gọi thu hút đầu tư, huy động nguồn nhân lực, tạo sự đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.
Nền tảng cho sự phát triển
Được thiên nhiên ban tặng với nhiều ưu đãi để phát triển ngành công nghiệp VLXD, trong quy hoạch, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, Đảng bộ Hà Nam luôn coi ngành phát triển công nghiệp VLXD là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Thời gian qua ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Hà Nam đã có được bước phát triển nhanh chóng và duy trì ở tốc độ tăng trưởng khá cao, đặc biệt là giai đoạn 2006- 2010. Năm 2006 giá trị sản xuất công nghiệp VLXD đạt 1.535,4 tỷ đồng, năm 2010 đạt 2.423,3 tỷ đồng,chiếm 29,84 % giá trị công nghiệp toàn ngành công nghiệp của tỉnh, tốc độ tăng trưởng đạt 14%/ năm. Năm 2010 trên địa bàn co 517 cơ sở sản xuất VLXD thì năm 2011 đã tăng lên 550 cơ sở sản xuất VLXD.
Ngành VLXD tỉnh đã phát huy và khai thác hiệu quả những thế mạnh về nguồn tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng và lực lượng lao động tại địa phương để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng được thị trường nhu cầu VLXD tại địa phương và khu vực, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, tăng nguồn ngân sách chuyển dịch vào cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thu hút lao động giải quyết việc làm nâng cao đời sống lao động của người dân địa phương. Hiện đã hình một số cụm công nghiệp sản xuất VLXD: Cụm Thành Nghị, Bút Sơn, Thanh Thủy...với dây truyền sản xuất tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm nhiên liệu và nhất là giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 10 dự án xi măng lò quay với tổng công suất đạt 7,68 triệu tấn, với các ản phẩm có uy tín, đáp ứng chất lượng xây dựng trong và ngoài nước ( Bút Sơn 2, Hoàng Long, Hòa Phát, Thanh Liêm, Xuân Thành 1...). Cuối năm 2011 Hà Nam đã hoàn thành xóa bỏ các lò ghạch thủ công, hiện trên địa bàn có khoảng 50 cơ sở sản xuất ghạch không nung với công nghệ sản xuất bán cơ giới, thiết bị do trong nước chế tạo; Năm 2010 sản lượng đá khai thác đá xây dựng ước đạt 8,9 triệu m3, trong đó phải kể tới xí nghiệp đá TRANSMECO và VIMECO với tổng công xuất đạt 800.000m3/năm.
Quy hoạch phát triển ngành
Ông Lê Văn Quý – Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nam cho biết Hà Nam với vị trí là tỉnh nằm ở cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội, có vị trí quan trọng về phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) và là địa bàn trọng yếu về quốc phòng-an ninh (QP-AN). Với 2 tuyến giao thông huyết mạch Quốc lộ 1A và Đường cao tốc “ Hà Nam – Thái Bình” chạy dọc qua tỉnh đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển Hà Nam trong những năm tiếp theo, hiện Ngành xây dựng Hà Nam đang tham mưu cho tỉnh nhằm xây dựng và phát triển tỉnh theo 2 trục đường huyến mạch này. Với quy hoach “Phát triển đô thị nén”. Thành phố Phú Lý trở thành trung tâm thương mại, dịch vụ. Tại huyện Duy Tiên hiện nay đã hình thu hút hình thành Khu đô thị công nghiệp ( Khu công nghiệp Đồng Văn I, II, III) và khu đô thị đại học ( Trường Cao đẳng Công nghiệp, Đại học Y, ...). Dựa vào điều kiện, tiềm năng sẵn có phát triển ngành vật liệu xây dựng tại huyện Thanh Niêm, Lý Nhân ...
Với sự phát triển quy hoạch đến 2020 Hà Nam sẽ có 19 khu đô thị, thị trấn chạy dọc theo 2 tuyến quốc lộ. Mục tiêu gần nhất của ngành xây dựng hiện nay là quy hoạch xây dựng phát triển Thị trấn Đồng Văn trở thành Thị xã và Thành phố Phủ Lý sẽ phát triển lên đô thị loại II trước năm 2020 đây sẽ là những điểm sáng để từ đó kéo theo phát triển các đô thị vệ tinh theo quy hoạch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
PV
Tháng 6 năm 2023
Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP. Hồ Chí Minh